Quan trọng hơn là, những hình thức gây mê được sử dụng ngày nay an toàn hơn nhiều so với những hình thức được áp dụng trong quá khứ.
Mặc dù bạn sẽ không có nhiều lựa chọn khi nói đến loại gây mê trong một cuộc mổ, nhưng cũng đáng để biết rằng không phải mọi quy trình phẫu thuật thẩm mỹ để yêu cầu cùng một hình thức gây mê. Đối với một số loại quy trình, bác sĩ chỉ cần gây tê vùng điều trị, tức là bạn sẽ vẫn tỉnh táo, nhưng với những quy trình phức tạp hơn, có thể bạn sẽ cần phải ngủ hoàn toàn trong quá trình thực hiện.
Thảo luận về các lựa chọn gây mê cho quy trình của bạn thường sẽ là một phần trong quá trình tham vấn trước mổ. Bác sĩ sẽ trả lời mọi thắc mắc của bạn về công đoạn này và giải thích cho bạn lý do tại sao lại chọn hình thức gây mê này mà lại không phải hình thức khác. Hãy cùng tìm hiểu về các lựa chọn gây mê dưới đây.
Gây tê dạng bôi, xịt
Gây tê dạng bôi tại chỗ là hình thức gây tê ít “xâm lấn” nhất. Khi bác sĩ gây tê tại chỗ cho bạn như dùng gel lidocaine, chỉ có vùng trực tiếp tiếp xúc với thuốc tê là bị tê đi. Thuốc tê được bôi lên da thường ở dạng kem hoặc gel.
Rất hiếm khi một bác sĩ chỉ sử dụng hình thức gây tê bôi tại chỗ trong suốt một quy trình phẫu thuật. Thay vào đó, các sản phẩm bôi gây tê thường được dùng trong các quy trình điều trị không xâm lấn như tiêm filler hoặc tiêm Botox. Thậm chí, bạn có cần bôi thuốc tê hay không còn phụ thuộc vào mức độ thoải mái của bạn. Một số người chịu được các liệu trình tiêm này mà không cần bôi một chút thuốc tê nào.
Tiêm gây tê
Cũng giống như gây tê dạng bôi, tiêm tê thường chỉ làm tê vùng điều trị nhất định trên cơ thể, các vị trí khác bạn vẫn có cảm giác bình thường và bạn cũng hoàn toàn tỉnh táo. Trong khi gây tê dạng bôi là bôi thuốc tê lên da thì tiêm tê thường là tiêm thuốc vào vùng điều trị. Hình thức gây tê này thường được áp dụng cho những quy trình xâm lấn nhỏ, ví dụ cắt mí. Một số quy trình khác như cấy mỡ tự thân, trong đó tiến hành hút mỡ từ một vùng trên cơ thể, sau đó lọc mỡ và tiêm lại vào một vùng khác như mặt hoặc mông để khôi phục và tăng thêm thể tích cho vùng đó, cũng có thể được thực hiện với hình thức gây tê dạng tiêm tại chỗ.
Tiền mê có kiểm soát
Đối với nhiều ca mổ, việc để bệnh nhân biết những gì đang xảy ra trong quá trình thực hiện và có thể trao đổi, trò chuyện với bác sĩ khi ông ấy đang làm việc có thể sẽ làm đảo lộn và ảnh hưởng không tốt. Trong một số trường hợp, quy trình có thể chỉ can thiệp xâm lấn ở mức vừa phải nhưng được thực hiện lâu hơn một giờ đồng hồ. Với những trường hợp này, áp dụng hình thức tiền mê sẽ là lựa chọn tốt nhất. Trong đó bác sĩ sẽ gây tê dạng tiêm tại chỗ vào vùng điều trị, đồng thời cho bệnh nhân uống một liều nhẹ thuốc an thần, khiến bệnh nhân ngủ nhưng cũng không thực sự ngủ trong suốt quá trình thực hiện. Bệnh nhân sẽ không hoàn toàn mất ý thức nhưng sau đó cũng không nhớ được những gì đã xảy ra trong quá trình thực hiện.
An thần thức tỉnh có thể được sử dụng trong quy trình căng da cổ, hút mỡ hoặc các quy trình xâm lấn ở mức vừa phải khác. So với gây mê toàn thân, hình thức này có ít tác dụng phụ hơn và nhanh hết tác dụng hơn.
Gây mê toàn thân
Đây là hình thức thường được áp dụng nhất trong phẫu thuật. Thường thì công đoạn gây mê sẽ được thực hiện bởi một bác sĩ gây mê có trình độ đào tạo chuyên môn. Bạn có thể được kết hợp hít khí gây mê toàn thân và tiêm, tùy vào quyết định của bác sĩ và loại phẫu thuật mà bạn thực hiện.
Mặc dù ý nghĩ về gây mê toàn thân có thể khiến nhiều bệnh nhân lo sợ, nhưng hình thức này thật ra rất an toàn nhờ những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ ngày nay và việc kiểm soát nghiêm ngặt thuốc gây mê. Ngoài ra đây cũng là quy trình mang lại cho bệnh nhân cảm giác dễ chịu nhất trong ca mổ kéo dài như treo ngực sa trễ hoặc nâng ngực bằng túi độn.
Khi được gây mê toàn thân, bạn hoàn toàn bất tỉnh và sẽ không nhớ gì về ca phẫu thuật, giống như bạn vừa ngủ và thức dậy sau đó. Trong quá trình được gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi cũng như kiểm soát hơi thở và các chức năng khác của bạn.
Các biến chứng gây mê và cách ngăn ngừa
Loại quy trình bạn thực hiện sẽ quyết định hình thức gây mê phù hợp nhất. Tuy nhiên cũng có những yếu tố khác cần lưu ý. Một số người bị dị ứng với thuốc mê có thể không phù hợp với một số quy trình nhất định. Nếu bạn đã từng có phản ứng với thuốc mê, chắc chẳn phải nói cho bác sĩ biết về điều này vì sự an toàn của chính mính.
Ngoài ra cũng cần cho bác sĩ biết về tất cả các tình trạng bệnh lý hiện tại của mình. Một số bệnh có thể ảnh hưởng và quyết định đến hình thức gây mê phù hợp với bạn.