11 điều bác sĩ thẩm mỹ Hoa Kỳ luôn giấu

11 điều bác sĩ thẩm mỹ Hoa Kỳ luôn giấu

Có tới 15 triệu người phẫu thuật thẩm mỹ mỗi năm, nhưng không phải ai trong số họ cũng cần tới thẩm mỹ viện.

Tuy nhiên, hiếm có trường hợp nào những người có nhu cầu làm đẹp lại bị bác sĩ từ chối. Dưới đây là 11 điều mà các bác sĩ thẩm mỹ tại Hoa Kì chẳng bao giờ nói với bệnh nhân của họ:

Không nhất thiết phải căng da mặt

Một bác sĩ đã chia sẻ như sau: "Tôi có một bệnh nhân muốn căng da vùng trán vì cô ấy luôn thấy mình trong gương với gương mặt nhăn nheo và giận dữ. Chỉ cần một thủ thuật trong 15 phút, tôi bỏ túi 100 triệu đồng (5.000 USD) và cô ấy trông thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân của tôi có một chút kiên nhẫn, có nhiều cách khác không hề động tới dao kéo, ví dụ như sử dụng các loại kem làm săn chắc da, hiệu quả mà đơn giản".

Có rất nhiều phụ nữ ở Mỹ đi căng da mặt trong khi không cần thiết làm điều đó.

Những vết khâu nhỏ không cần bác sĩ thẩm mỹ
Có nhiều trường hợp bác sĩ thẩm mỹ được triệu tới phòng cấp cứu để khâu cho bệnh nhân vì họ có một vết xước nhỏ trên mặt. Thực chất không có gì khác biệt khi để các bác sĩ cấp cứu xử lý. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải trả một khoản tiền khổng lồ vì cần tới bác sĩ thẩm mỹ. Các bác sĩ luôn đề nghị những giải pháp đắt tiền
Hầu hết các thẩm mỹ viện đều đầu tư những máy móc rất đắt tiền, để thu hồi vốn, các bác sĩ sẽ đề nghị những biện pháp thẩm mỹ với giá cao. Hãy hỏi các bác sĩ xem có phương pháp nào rẻ hơn không? Thay vì điều trị bằng tia laser bằng chiếc máy trị giá 3,2 tỷ đồng (200.000 USD) rất có thể bạn chỉ cần chăm sóc da bằng mặt nạ, hiệu quả có khi còn tốt hơn. 

Đỉa thường được dùng trong thẩm mỹ viện
Các bác sĩ thẩm mỹ có một dụng cụ khá bí mật, đó là đỉa. Đỉa tiết ra chất chống đông máu và đôi khi chúng được dùng để cứu vãn những ca phẫu thuật thẩm mỹ khó như nâng ngực hay chỉnh sửa xương gò má. Lông quặm hay sụp mí có thể được bảo hiểm thanh toán
Nhiều phụ nữ có tuổi gặp vấn đề với lông mi quặm và sụp mí, vấn đề này có thể ảnh hưởng tới tầm nhìn. Đa số bệnh nhân không ngần ngại bỏ tiền túi tới thẩm mỹ viện để tái tạo mí mắt và nhổ lông quặm. Tuy nhiên, bảo hiểm có thể chi trả một phần ca phẫu thuật này, hãy liên hệ trước với bên bảo hiểm để giảm bớt khoản phí phải thanh toán.

Có nhiều lựa chọn rẻ hơn nhưng các bác sĩ Hoa Kỳ thường tư vấn cho bệnh nhân cách làm đẹp đắt nhất.

Bác sĩ phẫu thuật thường “buôn chuyện” về bệnh nhân
Một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ đã chia sẻ rằng nhiều bệnh nhân đã hỏi những câu hỏi rất “ngây ngô”, như: “Silicon trong ngực tôi có bị chảy ra khi tôi nấu ăn không”. Hay có những trường hợp một chàng trai đưa vợ và “bồ” của anh ta tới nâng ngực trong cùng một tuần.

Bí quyết để tránh phải tới thẩm mỹ viện
Các bác sĩ thẩm mỹ có một gợi ý rất đơn giản để không cần phải tới thẩm mỹ viện chăm sóc mặt. Đó là sử dụng kem chống nắng có chứa kẽm hoặc Titanium Dioxide, nên đeo kính râm khi ra ngoài và đừng bao giờ nheo mắt. Quá nhiều người phụ thuộc vào phẫu thuật thẩm mỹ
Đa số bác sĩ thẩm mỹ phẫu thuật kiếm tiền nhưng số còn lại không hề thích thú khi làm công việc này. Trước khi phàn nàn rằng các bác sĩ thẩm mỹ làm giàu trên cái đẹp hãy trách mình vì nhiều người không hề tự hài lòng với bản thân. 

Các bác sĩ thẩm mỹ không hề “thẩm mỹ”
Các bác sĩ thẩm mỹ suốt ngày tiêm Botox, nâng ngực hay hút mỡ nhưng đối với bản thân họ thì điều đó lại không hề tồn tại. Khó có thể tìm được một bác sĩ nào đã thực hiện thẩm mỹ trên cơ thể của mình. Một phần tư số bệnh nhân là nam giới
Tỷ lệ nam giới tới thẩm mỹ viện không hề nhỏ, tới một phần tư. Họ hút mỡ, tiêm Botox, căng da mặt, cấy tóc và nhiều thủ thuật khác nữa. Bệnh nhân chẳng hề hỏi gì bác sĩ thẩm mỹ
Nhiều khi bạn mang xe đi sửa hoặc bảo dưỡng, bạn sẽ đặt vô số câu hỏi cho ga-ra. Nhưng thật đáng ngạc nhiên là có nhiều người chuẩn bị lên bàn mổ để các bác sĩ đụng “dao kéo” nhưng chẳng hề đặt ra một câu hỏi nào.
 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI