7 BIẾN CHỨNG KHI SỬA, NÂNG NGỰC BỊ HỎNG RÕ RÀNG NHẤT BẠN NÊN BIẾT (phần 2)

7 BIẾN CHỨNG KHI SỬA, NÂNG NGỰC BỊ HỎNG RÕ RÀNG NHẤT BẠN NÊN BIẾT (phần 2)

Lần trước chúng ta đã bàn về các triệu chứng bình thường sau khi nâng ngực và một số biến chứng khi sửa ngực. Lần này chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về các biến chứng để có thể kịp thời khắc phục tình trạng nhé!

➤ Nâng ngực bị lệch, chảy xệ, méo

Ngực to ngực nhỏ, méo, lệch hay bị chảy xệ là biến chứng sau khi nâng ngực xảy ra sớm do tình trạng túi ngực đặt không đúng vị trí được định hình từ trước dẫn tới việc bất đối xứng giữa hai bên ngực.

Nếu do lỗi nằm ở bác sĩ thực hiện bạn sẽ nhận ra sự mất cân đối ngay sau khi phẫu thuật. Trường hợp khác có thể là do vận động mạnh, chăm sóc khiến việc nâng ngực bị bên to bên nhỏ khi chưa ổn định tương thích với cơ thể.

Cách khắc phục: Nếu thấy bất thường ở vài ngày đầu bạn có thể mặc áo định hình, hạn chế hoạt động mạnh để ổn định lại vị trí túi. Trường hợp sau khi vài tuần xuất hiện lệch túi thì Vivian rất tiếc vì bạn có thể phải can thiệp một ca phẫu thuật chỉnh lại vị trí túi.

 

➤ Gợn sóng, nếp gấp trên ngực

Tình trạng này thường xảy ra ở việc phẫu thuật nâng ngực túi nước biển hoặc nâng ngực trên cơ. Ngày nay, túi gel được sử dụng thay thế với nhiều ưu điểm vượt trội hơn nên biến chứng này cũng được giảm xuống rất thấp. Nguyên nhân bị tạo nếp gấp trên da phần lớn là do có cấy ghép bị dính hoặc có khoảng không lớn giữa khoang ngực và túi độn.

Cách khắc phục: Khi đủ điều kiện sức khỏe, chỉ có giải pháp là phải phẫu thuật nâng ngực: thay túi độn gel và đồng thời áp dụng phương pháp nâng ngực nội soi dưới cơ để kết quả tốt nhất.

2. Nâng ngực bị hỏng và những Biến chứng “muộn” có thể xảy ra

➤ Nâng ngực bị bao xơ, co thắt gây đau đớn

Đây được đánh giá là biến chứng sau khi nâng ngực xảy ra muộn nhất. Bởi vì tại những giai đoạn đầu của bao xơ, chúng ta sẽ gần như không cảm nhận được. Khi bạn cảm thấy đau nhức, cương cứng phần ngực nhiều thì có thể đã sang giai đoạn 3, 4. Theo thống kê, co thắt bao xơ chỉ chiếm tỉ lệ  nhỏ khoảng3 – 5% (xác suất được cho phép với 1 ca phẫu thuật phức tạp).

 

Cách khắc phục: Khi nhận biết ra bao xơ thường ở giai đoạn nặng nên buộc bạn phải phẫu thuật để tháo bỏ túi độn. Về việc có tiếp tục đặt túi nâng ngực không thì cần phải kiểm tra sức khỏe và khả năng tiếp nhận túi ngực để đưa ra chỉ định an toàn.

Tốt nhất sau khi nâng ngực bạn cần đi kiểm tra định kì 3 – 6 tháng 1 lần nhằm phát hiện sớm và khắc phục được các biến chứng có thể xảy ra.

➤ Rò rỉ hoặc bị nổ túi ngực

Trước đây, chúng tôi vẫn nhận được thông tin về tình trạng bị nổ túi ngực làm ảnh hưởng tới sức khỏe người nâng ngực. Rò rỉ hay vỡ là biến chứng sau khi nâng ngực hay gặp khi bạn nâng ngực bằng túi nước biển.

 

Nhưng hiện nay, biến chứng này gần như không còn xảy ra do cấu tạo và chất liệu túi độn được đảm bảo chịu lực siêu bền. Trừ trường hợp bị tai nạn mạnh mới xảy ra.

Cách khắc phục: Bác sĩ sẽ phải hút toàn bộ dịch và nước biển rò rỉ ra ngoài đồng thời đưa túi độn bị hư hỏng ra khỏi cơ thể. Hãy tìm hiểu kĩ càng và chỉ chọn lựa loại túi độn nào có độ an toàn cao, siêu bền nếu muốn nâng ngực.

➤ Nâng ngực bị lộ túi

Lộ túi ngực là biến chứng sau khi nâng ngực xảy ra muộn do tình trạng túi độn ngực bị nằm quá cao trên thành ngực và mô vú rơi xuống dưới.

Nguyên nhân có thể do tay nghề bác sĩ thực hiện cấy ghép túi độn không đặt chuẩn vị trí. Theo thời gian, da lão hóa, sinh nở chỉ khiến việc nâng ngực bị chảy xệ nhưng vùng độn túi thì vẫn nằm đúng ví trí khiến ngực trông giống như có 2 vú mỗi bên.

 

Cách khắc phục: Chỉ định phẫu thuật nâng ngực sửa, chỉnh lại vị trí của túi độn cũ hoặc thay túi độn mới đối với thời hạn sử dụng của phẫu thuật nâng ngực lần 1 trên 7 năm.

Trên đây là những thông tin chi tiết về các biến chứng nâng ngực bị hỏng và giải pháp khắc phục tương ứng. Với những biến chứng sớm, việc phát hiện kịp thời sẽ giúp các bác sĩ cải thiện tình trạng dễ dàng hơn. Các biến chứng nặng hơn sẽ buộc khách hàng phải trải qua phẫu thuật lần 2 để chỉnh sửa.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI