Tuổi dậy thì là thời gian trẻ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và tâm lý. Vì vậy, mẹ cần nắm bắt thời điểm này để giúp con tăng tốc chiều cao lẫn những vấn đề khác chẳng hạn như làm sống mũi cao hơn. Với những cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì này, mẹ có thể chỉ cho bé để con có thể hoàn thiện thêm vẻ đẹp trên khuôn mặt của mình nhé.
1. Bài tập tạo hình mũi
Bài tập này giúp định hình khuôn mũi, giúp mũi thon gọn hơn theo thời gian và ngăn ngừa tình trạng mũi bè ra hai bên khi trẻ đến độ tuổi trung niên. Bạn có thể hướng dẫn trẻ thực hiện theo các bước dưới đây.
♦ Cách thực hiện
Dùng ngón trỏ ấn vào hai bên mũi và dùng lực thở ra.
Áp dụng áp lực ở dưới cùng của hai bên lỗ mũi để có kết quả tốt nhất. Lưu ý, không nên thở ra với lực quá mạnh.
Lặp lại bài tập này 10 lần.
2. Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì bằng bài tập thu gọn cánh mũi
Tuổi dậy thì các sụn mũi vẫn đang trong giai đoạn phát triển và có thể điều chỉnh được bằng tay nếu trẻ kiên trì thực hiện bài tập thu gọn cánh mũi sau đây.
♦ Cách thực hiện
Đặt ngón trỏ lên đầu mũi, ấn nhẹ.
Thực hiện bài tập này hàng ngày, bao nhiêu lần cũng được.
3. Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì bằng bài tập thở
Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì
Các bài tập thở là một phần quan trọng của bộ môn Yoga. Hít vào và thở ra sâu có rất nhiều lợi ích và một trong số đó là tạo hình mũi.
♦ Cách thực hiện
Bạn ngồi thoải mái. Bạn xòe bàn tay rồi cụp 3 ngón giữa lại.
Dùng ngón cái ấn mạnh một bên cánh mũi rồi thở bằng một bên còn lại. Giữ khoảng 4 giây thì đổi bên.
Bạn có thể thực hiện ba hiệp, mỗi hiệp 10 lần
4. Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì bằng bài tập ngoáy mũi
Đây là một bài tập xây dựng cơ bắp hơn là một bài tập định hình lại. Nhưng bài tập này lại giúp tăng cường cơ mũi và làm cho mũi sắc nét hơn.
♦ Cách thực hiện
Bạn giữ cho khuôn mặt ở trạng thái tĩnh rồi thực hiện ngoáy mũi.
Thực hiện ít nhất 1lần/ngày, mỗi lần ngoáy vài cái
5. Xoa bóp mũi
Giống như hít thở, phương pháp này có rất nhiều lợi ích như có thể chữa đau đầu, thu hẹp và tạo hình mũi thon đẹp hơn.
♦ Cách thực hiện
Xoa bóp từng phần của mũi, bắt đầu từ sống mũi, đến đầu mũi và cuối cùng là hai bên cánh mũi.
Đảm bảo rằng các ngón tay của bạn di chuyển theo chuyển động tròn.
Mát xa mũi khoảng năm phút mỗi ngày và thực hiện đều đặn để có kết quả tốt nhất.
6. Bài tập kéo dài mũi
Nếu có dáng mũi ngắn, bài tập này sẽ rất hiệu quả để giúp trẻ có được chiếc mũi dài, cân đối hơn.
♦ Cách thực hiện
Nắm chặt sống mũi bằng ngón tay cái và ngón trỏ.
Dùng ngón trỏ còn lại để đẩy đầu mũi lên trên.
Sau đó, kéo môi trên xuống và thả ra để tạo áp lực xuống ngón trỏ. Lặp lại 10 lần và sau đó thư giãn.
7. Bài tập làm thẳng mũi
Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì
Nụ cười không chỉ là liệu pháp cho tâm hồn, sự trẻ hóa cơ mặt mà còn có tác động tích cực đến việc làm thẳng sống mũi.
♦ Cách thực hiện
Bạn mỉm cười, sau đó dùng ngón tay đẩy mũi lên trên. Điều này sẽ giúp xây dựng các cơ ở hai bên mũi.
Thực hiện bài tập này 20-30 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
8. Bài tập cho chiếc mũi nhỏ trở nên cân đối hơn
Nếu trẻ có một chiếc mũi quá nhỏ, bạn có thể hướng dẫn con thực hiện bài tập này để giúp mũi trông cân bằng hơn
♦ Cách thực hiện
Đầu tiên, tạo hình chữ “O” bằng miệng.
Tiếp theo, dùng ngón trỏ đẩy nhẹ nửa cánh mũi hướng lên trần nhà.
Bạn thở ra bằng mũi sao cho lỗ mũi phồng lên.
Bạn nên thực hiện mỗi ngày vài lần, mỗi lần 5-10 nhịp.
Chiếc mũi tác động rất nhiều đến việc định hình khuôn mặt của trẻ. Một chiếc mũi cao, cân đối sẽ góp phần mang đến một dung mạo đẹp cho trẻ. Do vậy, khi trẻ còn đang trong giai đoạn đang phát triển, cơ địa dễ điều chỉnh nhất thì mẹ nên sớm quan tâm đến việc giúp con hoàn thiện vẻ đẹp của mình chẳng hạn như cải thiện hình dáng chiếc mũi. Với những cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì này, Vivian hy vọng có thể giúp trẻ cải thiện hình dáng mũi để có một khuôn mặt cân đối, chuẩn đẹp hơn.