Nâng mũi bao lâu thì tháo nẹp? Cần kiêng ăn gì và ăn gì để mũi mau hết sưng bầm, Bao lâu có thể cắt chỉ? Là những thắc mắc mà bất kỳ chị em nào sau khi nâng mũi. Bài viết này sẽ giải đáp “tất tần tật” các câu hỏi đó. Cùng với đó là hướng dẫn bạn chăm sóc sau nâng mũi đúng cách. Đừng bỏ lỡ nhé!
Các triệu chứng sau khi phẫu thuật nâng mũi
50% sự thành công của những ca nâng mũi phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và quá trình phẫu thuật. 50% còn lại là do cách chăm sóc của bạn sau nâng mũi. Vì vậy, sau khi nâng mũi, nên chú ý chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật xong để mau chóng sở hữu một dáng mũi như ý và bền lâu.
Sau phẫu thuật nâng mui, bạn có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Cảm giác đau nhẹ ở mũi hoặc đầu mũi
- Sưng bầm ở vùng phẫu thuật
- Thở khó khăn hoặc bị nghẹt mũi
- Tăng tiết dịch mũi ở mức độ nhẹ
lưu ý khi chăm sóc mũi sau nâng
Thời gian phục hồi sau khi phẫu thuật nâng mũi phụ thuộc từng cơ địa cũng như chế độ chăm sóc hậu phẫu. Do vậy bạn nên chú ý dành thời gian chăm sóc, để nâng mũi một lần đẹp ngay, không phải mất thời gian, công sức, tiền bạc để sửa lại nhiều lần.
Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ
Thông thường sau mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc bao gồm: đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, thời gian tái khám, cắt chỉ cũng như những lưu ý khác trong quá trình hậu phẫu.
Đơn thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cùng thời gian uống thuốc cho bạn. Vì vậy, bạn nên uống thuốc đều đặn để giúp giảm đau và vết thương mau lành.
Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ: Thời gian tháo nẹp thường khoảng từ 4 – 8 ngày và cắt chỉ ở ngày thứ 8 hoặc 10 tùy thuộc vào tiến độ lành vết thương cũng như cơ sở thẩm mỹ mà bạn lựa chọn.
Thời gian tái khám: việc tái khám sau nâng mũi sẽ giúp bạn theo dõi quá trình lành thương. Đồng thời cũng kiểm soát được quá trình ổn định của dáng mũi và tránh các biến chứng về sau.
Nâng mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho quá trình lành thương nhanh hơn, dáng mũi nhanh đẹp, giảm viêm nhiễm… Ngược lại, nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ ảnh hưởng tới quá trình ổn định dáng mũi và tăng các nguy cơ biến chứng sau nâng mũi.
Các thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Thực phẩm giàu Calo – Protein: Điển hình là thịt lợn, , thịt vịt, cá nước ngọt, thịt gà, phô mai, sữa, trứng... Các dưỡng chất có trong các loại này sẽ cung cấp năng lượng và tăng cường tái tạo mô hiệu quả, giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Thực phẩm giàu vitamin A: Trái cây, cà chua, rau má, rau củ như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau diếp …rất giàu Vitamin A giúp làm mềm và mờ các vết sẹo nhanh chóng.
Uống nhiều nước: Bổ sung chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống đủ lượng mỗi ngày sẽ giúp vết thương nhanh chóng phục hồi và tăng cường sức khỏe. Đặc biệt nên bổ sung các loại nước trái cây như thơm, đu đủ, cam, ….
Các thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi
Thịt bò: Ăn thịt bò có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi mất thẩm mỹ trong quá trình lành thương.
Rau muống: Rau muống là thành phần có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
Hải sản: Hải sản sẽ làm chậm quá trình lành thương sau phẫu thuật, dễ gây dị ứng vết thương và viêm nhiễm.
Đồ nếp – đậu phộng: Đây là thành phần dễ gây sưng viêm, mưng mủ cho vết mổ.
Rượu bia: Các thành phần có trong rượu bia sẽ tăng nguy cơ sưng viêm sau nâng mũi.
Chất kích thích: Chất kích thích như cà phê, thuốc lá có thể gây dị ứng, viêm, nhiễm trùng vết thương.
Cách chăm sóc giúp mũi giảm sưng bầm hiệu quả sau nâng
Uống nước đường ấm sau phẫu thuật
Ngay sau phẫu thuật nâng mũi các bạn nên uống một ly nước đường ấm giảm hiện tượng sưng bầm rất hiệu quả cũng như cung cấp lại năng lượng cho cơ thể sau quá trình phẫu thuật.
Chườm lạnh và chườm nóng
– Chườm lạnh: Sau khi nâng mũi bạn nên chườm đá để giúp gương mặt giảm sưng. Chú ý khi chườm đá nên tránh để nước dây vào vết thương.
– Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng giảm bầm sau nâng mũi. Sau ngày thứ 4 – 5 sau khi tháo nẹp mũi bạn nên dùng trứng gà luộc để chườm lên các vùng bị bầm.
Vận động đúng cách
Tuyệt đối không nên nằm một chỗ sau khi nâng mũi mà nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng sưng bầm hiệu quả.