Khi công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ liên tục được cải tiến theo thời gian, các loại sụn tự thân cũng nhanh chóng được đưa vào sử dụng và trở thành một chất liệu khá “quen mặt” trong các ca nâng mũi với mục đích chính là tăng tính thẩm mỹ, độ tương thích với cơ thể và hạn chế được các biến chứng xảy ra sau khi phẫu thuật.
I. Các loại sụn tự thân phổ biến
1. Sụn sườn
2. Sụn vành tai
3. Sụn vách ngăn
I. Các loại sụn tự thân phổ biến
1. Sụn sườn
Khi nâng mũi sụn sườn, bác sĩ sẽ lấy ở phần cuối xương sườn số 6 hoặc số 7, vì nó có quá trình tái tạo sụn nhanh chóng, không ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hay các bộ phận cơ thể khác của khách hàng. Sau đó, tùy vào phương pháp thực hiện mà sụn được đặt vào sống mũi hay đầu mũi. Với đặc tính cứng cáp và khá thẳng, sụn sườn là chất liệu phù hợp để nâng sống mũi, kéo dài đầu mũi hay dựng trụ mũi.
2. Sụn vành tai
Để thực hiện nâng mũi bằng sụn tai, bác sĩ sẽ rạch một đường ở phía sau tai, sau đó dùng các dụng cụ y khoa chuyên dụng để lấy từ 1 – 2 cm sụn vành tai. Sau đó, tiến hành đóng vết khâu và đảm bảo chức năng và hình dáng của tai vẫn vẹn nguyên như ban đầu.
Với ưu điểm là dẻo dai, mềm mại cũng như khá dễ bóc tách, sụn tai thường được sử dụng tạo hình vách ngăn và thu gọn đầu mũi, tạo độ tự nhiên và đẹp mắt cho dáng mũi của bạn. Và ngược lại, loại sụn này sẽ không dùng để nâng sống mũi được vì có thể bị co rút theo thời gian.
3. Sụn vách ngăn
Đây là bộ phận nằm ở phía trong với tính năng ngăn cách hai bên lỗ mũi. Khi phẫu thuật sụn vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ sử dụng loại sụn này để dựng cao phần đầu mũi, bổ trợ cho việc tăng chiều dài của sống mũi, giúp hình dáng mũi đạt chuẩn và tự nhiên hơn.
Ưu điểm nổi bật của sụn vách ngăn so với các loại khác chính là độ bền cao và đảm bảo an toàn, không bị biến dạng theo thời gian. Ngoài ra, với đặc tính mềm mại và dẻo, mũi sau khi phẫu thuật sẽ khó bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.
II. Nên chọn nâng mũi sụn tự thân loại nào?
Tùy theo từng tình trạng mũi mà bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho bạn sẽ có những chỉ định khác nhau, bạn có thể phân biệt qua bảng thông tin sau:
1. Loại sụn : Sụn vành tai Vị trí : Lấy từ vành tai Đặc điểm : Mềm, dẻo và cong. Ứng dụng Vị trí : Dựng trụ và tạo hình đầu mũi.
2. Loại sụn : Sụn sườn Vị trí : Lấy ở phần cuối xương sườn số 6, hoặc số 7. Đặc điểm : Cứng và thẳng. Ứng dụng Vị trí : Dựng trụ và tạo hình đầu mũi, dùng khi sụn tai đã dùng trong những lần sửa trước.
3. Loại sụn : Sụn vách ngăn Vị trí : Lấy từ vách ngăn mũi. Đặc điểm : Dẻo, mềm mại và thẳng. Ứng dụng Vị trí : Dựng trụ, ít được sử dụng.
Thông thường, nếu bạn thực hiện nâng mũi cấu trúc 1 đến 2 lần đầu tiên thì sẽ lấy từ sụn tai. Nhưng sau một thời gian, khi bạn muốn đổi sang dáng mũi khác mà sụn tai đã được dùng trong các lần trước, thì lúc này buộc phải tìm đến sụn sườn. Vì vậy, bạn nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ thay vì tự quyết định.