Nằm ở vị trí “tâm diện”, chiếc mũi chính là yếu tố khiến cho gương mặt của bạn trông “kém xinh” hơn. Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là giải pháp tuyệt vời giúp bạn sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên tôn sắc diện với độ bền lâu dài.
I. NÂNG MŨI BỌC SỤN ĐẦU MŨI LÀ GÌ?
Nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi là phương pháp chỉnh hình sóng mũi kết hợp giữa hai chất liệu sụn nhân tạo và sụn tự thân. Theo đó, phần sóng mũi sẽ được tạo hình bằng các sụn nhân tạo; phần đầu mũi sẽ được bọc thêm bằng sụn tự thân (một số trường hợp sử dụng sụn sinh học) tương thích khá tốt với cơ thể, hạn chế được hiện tượng đào thải vật liệu sau nâng.
Sụn nhân tạo: Hay còn gọi là thanh độn, chất liệu độn, được sử dụng tạo hình sóng mũi như Silicon, Surgiform, Bistool, Softxil,…
Sụn tự thân: Sụn được lấy từ chính cơ thể người như sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn. Tuy nhiên loại sụn được sử dụng trong nâng mũi bọc sụn tự thân đầu mũi thường là sụn tai.
Sụn sinh học tương hợp: Loại sụn sinh học thường dùng để bọc đầu mũi là Megaderm.
Kỹ thuật bọc đầu mũi bằng sụn tự thân là một bước cải tiến mới của phương pháp nâng mũi bọc sụn giúp khắc phục những nhược điểm khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo thông thường. Da đầu mũi được gia cố, bảo vệ thêm bởi sụn tự thân nên hoàn toàn có thể tránh được các biến chứng như lộ sụn, tuột sóng, bóng đỏ da đầu mũi,… theo giời gian.
Tạo dáng mũi thanh tú với độ bền có thể lên tới 20 năm. Thêm vào đó mức giá thường "mềm mại", nên phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo được khá nhiều khách hàng lựa chọn.
Tuy vậy nhược điểm của phương pháp này là hạn chế trong kỹ thuật tạo hình dáng mũi và đối tượng sử dụng. Đối với những dáng mũi nhiều khuyết điểm như đầu mũi ngắn, cánh mũi to bè hoặc đã từng sửa mũi hỏng,… nâng mũi bọc sụn không thể cải thiện được nhiều.
II. 4 LƯU Ý KHI NÂNG MŨI BỌC SỤN ĐẦU MŨI
1. Áp dụng phương pháp nâng mũi bọc sụn đúng đối tượng
Để tạo nên một dáng mũi đẹp, yếu tố hài hòa, tình trạng da và nền tảng mũi nguyên bản là những điều cần lưu ý. Đặc biệt lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp sẽ giúp khắc phục các khuyết điểm của mũi, đem lại một dáng mũi như ý.
Phương pháp nâng mũi bọc sụn chỉ là kỹ thuật chỉnh hình sóng mũi đơn thuần, vì vậy thích hợp với những khách hàng:
– Có một dáng mũi cơ bản với chiều dài mũi tương đối, không có quá nhiều khuyết điểm
– Có mong muốn nâng nhẹ sóng mũi (tuy nhiên nên tham khảo kĩ về mức độ cải thiện đối với từng tình trạng mũi cụ thể)
Nâng mũi bằng phương pháp bọc sụn là phương pháp chỉnh hình sóng mũi, giúp sóng mũi cao hơn, thon hơn nhờ chất liệu độn. Thêm vào đó phần đầu mũi sẽ được bảo vệ thêm bởi một lớp sụn tai. Khi sóng mũi sẽ được đẩy lên cao, đầu mũi và cánh mũi cũng sẽ được kéo lên cao hơn. Vì vậy đối với những dáng mũi nhiều khuyết điểm như: mũi ngắn hếch, đầu mũi to, cánh mũi rộng…phương pháp này sẽ không cải thiện được nhiều.
2. Không nên nâng quá cao
Xu hướng nâng mũi được chuộng hiện nay là dáng mũi cao tây với độ cao vượt trội. Tuy nhiên nâng mũi bọc sụn khá hạn chế trong việc tạo hình dáng mũi, dáng S line tự nhiên gần như được “đóng khung” cho phương pháp này. Khi sóng mũi nâng quá cao sẽ làm giảm độ bền của mũi, cũng như có thể gặp phải những biến chứng như lộ sụn, lòi sụn, bóng đỏ đầu mũi,… theo thời gian.
3. Không nên lạm dụng kéo dài – nâng cao đầu mũi
Bản chất của phương pháp nâng mũi bọc sụn là chỉnh hình sóng mũi. Kĩ thuật bọc sụn đầu mũi chỉ có tác dụng bảo vệ lớp da đầu mũi tốt hơn chứ không phải để nâng cao đầu mũi. Vì vậy nếu lạm dụng sụn nhân tạo để kéo dài đầu mũi cho dáng mũi ngắn hếch tỉ lệ biến chứng là rất cao.
4. Nên lựa chọn sụn tự thân bọc đầu mũi
Sụn tự thân được lấy từ chính cơ thể người nên vô cùng thân thiện, có thể tồn tại trong cơ thể mà không bị đào thải. Mặt khác, sụn sinh học tương hợp như Megaderm lại có phần trăm xảy ra trường hợp cơ thể không thích ứng được, dẫn đến nhiễm trùng hay biến chứng sau nâng.