NÂNG MŨI CẤU TRÚC SỤN SƯỜN ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

NÂNG MŨI CẤU TRÚC SỤN SƯỜN ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Nâng mũi cấu trúc sụn sườn tự thân được xem là bước đột phá mới trong kĩ thuật nâng mũi bởi khả năng khắc phục gần như toàn bộ những hạn chế mà các phương pháp nâng mũi thông thường gặp phải. Trong bài viết này hôm nay, hãy cùng VIVIAN tìm hiểu chi tiết phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn nhé!

NÂNG MŨI CẤU TRÚC SỤN SƯỜN LÀ GÌ?

Có rất nhiều loại sụn được sử dụng trong nâng mũi như sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn. Trong đó nâng mũi cấu trúc sụn sườn luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy nâng mũi cấu trúc sụn sườn là gì?

Nâng mũi cấu trúc sụn sườn là một kĩ thuật tạo hình mũi an toàn và mang đến hiệu quả thẩm mỹ vượt trội. Theo đó bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng sụn nâng tạo chiếm khoảng 2/3 chiều dài mũi để nâng cao sóng mũi, kết hợp với sụn sườn tự thân được lấy ở vùng xương sườn số 6,7 hoặc 8 để nâng sống mũi, tái tạo toàn bộ cấu trúc mũi. Với phương pháp phẫu thuật nâng mũi đẹp tự nhiên, an toàn, dáng mũi đẹp như ý mà vẫn đảm bảo độ an toàn.

Tuy nâng mũi sụn sườn có chút phức tạp hơn nhưng so với các phương pháp nâng mũi sụn tai hay sụn vách ngăn thì chỉ khác nhau ở vị trí lấy sụn. Trong thẩm mỹ, nâng mũi cấu trúc sụn sườn được xem là phương pháp vượt trội nhờ đặc tính chắc khỏe, dễ tạo hình của sụn sườn.

Trong nâng mũi, sụn sườn được lấy làm phần trụ mũi giúp tạo dáng mũi bền vững hơn. Vì là sụn tự thân nên sau một thời gian khi được đặt vào khoang mũi, sụn sườn sẽ bám chắc vào xương mũi tạo thành một khối vững chắc. Nhờ khả năng này giúp loại bỏ các biến chứng như: Lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi, mũi lệch vẹo sau nâng.

Bên cạnh đó, nếu chọn nâng mũi cấu trúc sụn sườn tự thân bạn sẽ không cần lo lắng về hiện tượng đào thải hay dị ứng vật liệu độn như với nâng mũi sụn nhân tạo.

 

NÂNG MŨI CẤU TRÚC SỤN SƯỜN ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?

Để thực hiện nâng mũi cấu trúc sụn sườn, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê giúp đảm bảo sự thoải mái cho bạn trong suốt quá trình thực hiện. Tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành công đoạn lấy sụn sườn. Thông thường phần sụn sườn sẽ được lấy từ cuối xương sườn, bác sĩ sẽ dùng dao rạch nhỏ ở ngay mạng sườn phải, sau đó sẽ bóc tách qua phần mô mềm và cơ để lộ màng sụn. Màng sụn sẽ được cắt hình chữ H và được bóc tách khỏi sụn.

Cần lưu ý gì để tránh biến chứng sau nâng mũi?

Phần màng sụn sẽ được giữ lại và bác sĩ chỉ lấy sụn. Phần sụn sườn được cắt có chiều dài khoảng 2 - 3cm, sau đó bác sĩ sẽ khâu đóng vết rạch lại. Phần sụn sẽ được xử lý, chẻ nhỏ thành nhiều phần để tạo hình trụ mũi và đầu mũi.

Trong nâng mũi cấu trúc sụn sườn, phần thân và gốc mũi bác sĩ sẽ dùng sụn nhân tạo. Đối với những bạn có mũi to thì bác sĩ sẽ tiến hành thu nhỏ phần cánh mũi và tạo hình lỗ mũi kín đáo, hài hòa hơn.

 

AI THÌ PHÙ HỢP NÂNG MŨI CẤU TRÚC SỤN SƯỜN

Về cơ bản tất cả những ai trên 18 tuổi, không mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, huyết áp cao, không dị ứng thuốc mê, máu khó đông,…thì đều có thể tham khảo và thực hiện nâng mũi cấu trúc sụn sườn. Tuy nhiên vì khá tốn kém và cuộc phẫu thuật phức tạp hơn nên phương pháp nâng mũi an toàn này thường chỉ nên áp dụng đối với những bạn mũi gặp quá nhiều khuyết điểm như: Cánh mũi rộng, sống mũi thấp, cong, mũi gồ, mũi hếch ngắn.

Đặc biệt với những bạn đã từng nâng mũi và đã lấy sụn vách ngăn, sụn tai hoặc sụn vách ngăn quá yếu thì cũng được chỉ định thực hiện kĩ thuật nâng mũi này. Với những bạn từng chỉnh sửa mũi nhiều lần dẫn đến các biến chứng co rút sụn thì cũng nên ưu tiên dùng phương pháp nâng mũi cấu trúc sụn sườn để đảm bảo kết quả tốt ở lần chỉnh sửa này.

Tóm lại, nâng mũi sụn sườn tự thân mang đến nhiều lợi ích cùng ưu điểm vượt trội chính vì thế bạn hoàn toàn không cần lo lắng gì khi lựa chọn phương pháp này. Điều quan trọng hơn cả chính là tìm cho mình địa chỉ nâng mũi uy tín cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao là có thể sở hữu dáng mũi an toàn, đẹp như ý.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI