àm đẹp không còn là chuyện của riêng phái nữ, khi giờ đây cánh mày râu cũng rất quan tâm đến việc hoàn thiện vẻ ngoài của mình. Bởi một vẻ ngoài hoàn hảo sẽ giúp người đàn ông tự tin thể hiện bản thân, bước qua mọi trở ngại để vươn tới thành công. Việc thẩm mỹ mũi nhiều người nghĩ rằng chỉ có phụ nữ mới có nhu cầu thực hiện, nhưng thực tế việc nâng mũi cho nam đang ngày càng được cánh mày râu ưa chuộng hơn.
Nằm ở vị trí trung tâm, định hình đến 80% vẻ đẹp của gương mặt, chiếc mũi luôn trở thành ưu tiên hàng đầu của cánh mày râu khi muốn thay đổi diện mạo. Thêm vào đó, những câu chuyện của các nam nghệ sĩ tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi để có một gương mặt điển trai hơn, ưa nhìn hơn, cũng đã thúc đẩy xu hướng làm đẹp ở nam giới trở nên phổ biến
I. Tiêu chuẩn của một chiếc mũi đẹp cho nam
Định nghĩa về nét đẹp nam giới giữa phương Tây và phương Đông có nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên một chiếc mũi cao, thẳng là tiêu chí chung của người đàn ông với vẻ ngoài nam tính và thu hút. Thêm vào đó, một chiếc mũi nam đẹp phải đảm bảo sự hài hòa với gương mặt và tôn lên dấu ấn cá nhân của mỗi người.
Khác với dáng mũi ở nữ giới – chuộng sự thanh mảnh và những đường nét mềm mại, một chiếc mũi nam đẹp đúng chuẩn tỉ lệ vàng sẽ bao gồm những tiêu chí sau:
Sống mũi phải cao, thẳng, không bị gồ hay lệch
Chiều dài của mũi khoảng bằng 1/3 tổng chiều dài gương mặt.
Độ cao của đỉnh mũi khoảng bằng 1/3 chiều dài mũi. Độ rộng của cánh mũi khoảng bằng 1/3 chiều dài mũi.
Tỉ lệ góc giữa mũi môi khoảng 95 – 98 độ. Tỉ lệ góc mũi trán khoảng từ 145 – 148 độ.
Dáng mũi nhìn nghiêng sẽ tạo thành hình chữ A cân đối. Đầu mũi khi nhìn từ dưới lên sẽ tạo thành hình tam giác cân, có các cạnh cong vừa phải, lỗ mũi hình hạt chanh.
II. Hình thái mũi cơ bản và phương pháp phẫu thuật nâng mũi cho nam thích hợp
Do đặc điểm di truyền, đa phần dáng mũi người châu Á thường có đặc điểm chung là sóng thấp, cánh mũi dày, lỗ mũi rộng. Cụ thể, được thể hiện ở 6 hình thái mũi cơ bản sau.
Mũi tẹt
Mũi to
Mũi hếch.
Mũi gồ.
Mũi khoằm.
Mũi lệch, vẹo.
Để khắc phục hiệu quả khuyết điểm và đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất, bạn cần phải biết tình trạng mũi hiện tại đang gặp phải những khuyết điểm nào, từ đó lựa chọn phương pháp nâng mũi phù hợp.
1. Dáng mũi tẹt
Đặc điểm:
Đa số đàn ông Việt Nam bẩm sinh đã sở hữu dáng mũi tẹt với đặc điểm: sóng mũi thấp, trụ mũi ngắn, xương mũi to bè và thô.
Những đặc điểm này khiến cho tổng thể chiếc mũi bị ngắn, gương mặt từ đó cũng thiếu đi điểm nhấn, không còn ưa nhìn. Khi cười nói, mũi tẹt thường kéo theo những nếp nhăn ở khóe miệng làm mất đi vẻ trẻ trung vốn có.
Đặt biệt với những ai gặp thêm tình trạng đầu mũi hoặc cánh mũi to, khuôn mặt vốn đã thiếu sự cân đối và thanh thoát nay lại càng trở nên to tròn nặng nề hơn.Ngoài ra, dáng mũi tẹt còn bị xem là dáng mũi không tốt về mặt phong thủy. Đàn ông sở hữu mũi này thường gặp nhiều chuyện thị phi, hay bị tiểu nhân hãm hại, sự nghiệp khó phát triển do vấp phải nhiều biến cố.
Phương pháp khắc phục
Trường hợp mũi tẹt, dáng mũi dài:
Phương pháp nâng mũi cho nam bằng sụn nhân tạo hoặc bọc sụn tự thân đều là lựa chọn phù hợp với dáng mũi ít khuyết điểm này.
Ở phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo, bác sĩ sẽ sử dụng thanh độn (sụn nhân tạo) để nâng cao sống mũi khắc phục tình trạng thấp, tẹt. Tuy nhiên, nếu bạn nâng quá cao có thể khiến da bị mỏng, bóng đỏ; phần đầu mũi dễ bị tuột sóng, lộ sóng.
Phương pháp nâng mũi bọc sụn tự thân có thể khắc phục được khuyết điểm của nâng mũi nhân tạo nhờ sử dụng thêm chất liệu tự thân để bao bọc phần đầu mũi. Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc nếu mong muốn chỉnh hình dáng mũi một cách toàn diện.
Trường hợp mũi tẹt, đầu mũi ngắn:
Đầu mũi ngắn không thể kéo dài bằng phương pháp nâng mũi thông thường như nhân tạo hoặc bọc sụn. Lựa chọn tối ưu lúc này sẽ là phương pháp nâng mũi cấu trúc. Phương pháp nâng mũi cấu trúc là giải pháp nâng mũi cho nam giới tiên tiến nhất hiện nay, giúp đem lại cho bạn một dáng mũi hoàn hảo với độ bền gần như là vĩnh viễn.
Bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi dựng lại trụ mũi và đặc biệt phần đầu mũi của bạn sẽ được tái tạo, kéo dài bằng sụn tự thân. Phần sóng mũi sẽ được tạo hình hài hòa với gương mặt.
Trường hợp mũi tẹt, đầu mũi to:
Đây là trường hợp dáng mũi cùng lúc gặp phải nhiều khuyết điểm ở đầu mũi và sóng mũi tương đối phổ biến. Để nâng cao sóng mũi và khắc phục khuyết điểm đầu mũi to, bạn nên kết hợp nâng mũi và các kỹ thuật chỉnh hình đầu mũi.
Với phần đầu mũi, tùy thuộc vào tình trạng mũi cụ thể, bác sĩ sẽ những can thiệp phù hợp:
Nếu đầu mũi to do sụn cánh mũi phát triển, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt hoặc cuộn cánh mũi để thu gọn.
Nếu đầu mũi to do có nhiều mô và sụn, bác sĩ sẽ tạo hình lại đầu mũi bằng phương pháp cấu trúc, sau đó tiến hành lấy bớt mô hoặc sụn.
2. Dáng mũi hếch.
Đặc điểm:
Mũi hếch có đặc điểm sống mũi ngắn và thấp, đầu mũi ngắn. Nếu nhìn nghiêng sẽ thấy phần đầu mũi hếch lên trên, còn khi nhìn trực diện sẽ thấy rõ phần lỗ mũi khiến gương mặt trông rất kém sang.
Mũi hếch làm ngũ quan khuôn mặt thiếu sự hài hòa, cân đối và khiến bạn đánh mất sự tự tin trong giao tiếp. Đặc biệt, nhân tướng học xem mũi hếch là tướng hao tài, đàn ông mũi hếch dù kiếm được nhiều tiền nhưng cũng không giữ được. Sự nghiệp của bạn cũng gặp nhiều trắc trở, thị phi. Mối quan hệ với mọi người xung quanh không được tốt do những chuyện bất đồng, cãi vã.
Phương pháp khắc phục:
Ưu tiên hàng đầu đối với dáng mũi này là kéo dài và phủ kín phần đầu mũi để không còn bị hếch, kết hợp nâng cao sóng mũi hài hòa. Cho nên, phương pháp cấu trúc sẽ là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp mũi hếch. Tuy nhiên sửa mũi hếch là một trong những phẫu thuật phức tạp đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề bác sĩ cao.
Các bác sĩ sẽ kết hợp giữa sụn nhân tạo và sụn tự thân để nâng cao sóng mũi, dựng trụ mũi, sau đó tiến hành kéo dài đầu mũi, tạo lỗ mũi hình hạt chanh để khắc phục hoàn toàn tình trạng mũi ngắn hếch.
3. Dáng mũi to:
Đặc điểm:
Mũi của nam giới đa phần có cấu trúc biểu bì da khỏe, mạch máu hoạt động mạnh cho nên dáng mũi của nam giới thường to và thô hơn so với nữ giới.
Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu dáng mũi có kích thước quá khổ, không được hài hòa với gương mặt thường do 4 nguyên nhân dưới đây:
Cánh mũi to: do sự phát triển của sụn cánh mũi hưởng tới kích thước đầu mũi.
Đầu mũi to: do sự phát triển mạnh của mô.
Sống mũi to bè: Xương sống mũi phát triển quá to so với gương mặt
Mũi to toàn diện: do mô, sụn, xương phát triển mạnh hơn bình thường
Mũi to khiến gương mặt trông mất cân đối và thô kệch. Khoảng cách giữa 2 mắt trở nên xa nhau hơn, đôi mắt cũng không có được độ sâu cần thiết để làm nổi bật sự mạnh mẽ. Tổng thể gương mặt từ đó cũng không còn hài hoà và kém thu hút. Chính vì thế đàn ông có mũi to thường áp dụng những phương pháp cắt cánh mũi hơn là nâng mũi cho nam.
Trong phong thủy, đàn ông có dáng mũi to thường là người có tính tình phóng khoáng, rộng lượng, nhưng thường vì thế mà họ dễ bị người khác lợi dụng, đánh mất cơ hội tốt và không giữ được tiền tài.
Phương pháp khắc phục:
Không ít chàng trai đã đánh mất tự tin vì chiếc mũi quá khổ. Các phương pháp thẩm mỹ giúp thu gọn dáng mũi là lựa chọn hàng đầu của nam giới. Tuy nhiên, việc khắc phục các khuyết điểm của dáng mũi to phải tùy theo tình trạng và mong muốn của khách hàng.
Trường hợp cánh mũi to:
Thủ thuật cắt cánh mũi hoặc cuộn cánh mũi là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh kích thước phần cánh mũi quá khổ. Tuy nhiên để dáng mũi đẹp toàn diện hơn, các bạn có thể kết hợp với các phương pháp nâng mũi.
Đặc biệt trong một số trường hợp cánh mũi không quá to, nâng mũi cấu trúc có thể khắc phục được khuyết điểm cho mũi thon gọn hơn mà không cần kết hợp thủ thuật.
Trường hợp đầu mũi to:
Lựa chọn kỹ thuật thu gọn đầu mũi bằng cách điều chỉnh sụn cánh mũi hoặc lấy bớt mô giúp đầu mũi trở nên thon gọn hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp với nâng mũi để tạo hình sóng mũi cao hơn, hài hòa với gương mặt hơn.
Đối với dáng mũi to toàn diện:
Ở dáng mũi này, kích thước của cánh mũi, sống mũi, đầu mũi đều to làm mất đi sự cân đối của tổng thể gương mặt. Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ xác định phương pháp khắc phục hiệu quả cho dáng mũi này.
Bạn nên lựa chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc để điều chỉnh toàn diện và khắc phục triệt để những khuyết điểm mà dáng mũi đang gặp phải.
Bác sĩ sẽ tiến hành tái cấu trúc và nâng cao phần đầu mũi, đều chỉnh lại kích thước sụn cánh mũi giúp dáng mũi trở nên thon gọn
4. Dáng mũi gồ
Mũi gồ đúng như cái tên của mình, là dáng mũi có phần sóng gồ ghề, không được thẳng. Nguyên nhân gây ra tình trạng mũi gồ có ba trường hợp:
Bị gồ do xương, điểm gồ nằm ở nửa trên của sóng mũi.
Bị gồ do sụn, điểm gồ nằm ở nửa dưới của sóng mũi.
Bị gồ do cả xương và sụn.
Bên cạnh đó dựa trên tình trạng gồ, chúng ta có thể chia làm 2 dạng mũi gồ thường gặp:
Mũi gồ bình thường : sóng mũi chỉ bị gồ ở một, hai điểm; hoặc điểm gồ không quá cao.
Mũi gồ lõm hình yên ngựa: sóng mũi sau khi qua khỏi điểm gồ sẽ lại lõm xuống tạo thành hình yên ngựa.
Sự xuất hiện của điểm gồ khiến dáng mũi không được thẳng và mất cân đối gương mặt.
Sách nhân tướng học luận rằng: người có dáng mũi gồ là những người thông minh, giỏi tính toán, luôn quyết đoán.
Do sở hữu cá tính mạnh, họ thích là người đưa ra quyết định và hiếm khi chấp nhận ý kiến của người khác. Chính vì sự áp đặt này khiến họ ít được lòng người xung quanh, thường xuyên gây ra bất đồng. Công việc vì thế mà gặp trắc trở, sự nghiệp không phát triển thuận lợi.
Phương pháp khắc phục:
Trường hợp mũi chỉ bị gồ nhẹ (có một đến hai điểm gồ, hoặc điểm gồ không quá cao), các bác sĩ sẽ thực hiện hạ gồ đơn thuần để tạo hình lại sống mũi.
Trường hợp mũi bị gồ ở nhiều điểm khiến sóng mũi quá cao, bác sĩ sẽ tiến hành hạ gồ, đưa dáng mũi trở về độ cao mà bạn mong muốn.
Trường hợp mũi gồ lõm hình yên ngựa, sóng mũi thấp và mất thẩm mỹ, bạn nên lựa chọn giữa phương pháp nâng mũi để tạo hình dáng mũi chuẩn hơn kết hợp hạ gồ để sở hữu một dáng mũi cao thẳng đúng chuẩn nhân trắc học.
5. Dáng mũi khoằm
Đặc điểm:
Mũi khoằm là dáng mũi có sống bị gồ hoặc cong ở giữa, đầu mũi dài, nhọn và nhô về phía trước, che lấp lỗ mũi. Khi nhìn nghiêng bạn sẽ thấy rất rõ những khuyết điểm này.
Đàn ông sở hữu mũi khoằm đa phần là do bẩm sinh, cấu tạo xương sống mũi phát triển quá mức, bị cong, gồ ngay từ lúc còn nhỏ. Tuy nhiên tỉ lệ người Việt Nam sở hữu dáng mũi này cũng tương đối ít, chỉ chiếm khoảng 1/1000 người. Dáng mũi khoằm làm gương mặt nam giới có nét dữ dằn, góc cạnh ,tạo cảm giác khó gần.
Về mặt phong thủy, đàn ông mũi khoằm là những người có cá tính mạnh, quyết đoán và khôn khéo. Họ rất giỏi cạnh tranh trong việc kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, do phương châm sống có phần thực tế và tính toán chi li, họ khó tìm được đối tác tin cậy, không nhận được sự tin tưởng của người xung quanh
Phương pháp khắc phục:
Do các khuyết điểm của mũi khoằm tập trung vào phần sóng mũi và đầu mũi cho nên phương pháp nâng mũi cấu trúc sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Để xử lý phần sóng mũi cong, gồ ghề mất thẩm mỹ bác sĩ sết hợp hạ gồ và can thiệp cấu trúc phần xương mũi nhằm tạo sóng mũi thẳng, thon gọn. Phần đầu mũi sẽ được tái cấu trúc theo đúng tỉ lệ gương mặt.
Lưu ý: Mũi khoằm là một tình trạng mũi khá phức tạp, để khắc phục hiệu quả bạn nên thăm khám kĩ với bác sĩ chuyên môn để có cách xử lý tốt nhất.
6. Dáng mũi lệch vẹo
Đặc điểm:
Mũi lệch vẹo là trường hợp khá phổ biến ở nam giới. Nguyên nhân hình thành tình trạng mũi lệch vẹo có thể do bẩm sinh (sụn vách ngăn lệch, cấu trúc nền xương không cân xứng) tai nạn hoặc do sửa mũi hỏng.
Có 3 dạng mũi lệch thường gặp như:
Lệch về một bên (sóng mũi hoặc đầu mũi lệch)
Lệch hình chữ C
Lệch hình chữ S
Mũi bị lệch, vẹo không chỉ khiến gương mất đi sự cân đối mà còn là khuyết điểm khiến mọi người tự tin khi giao tiếp. Ngoài ra, một số trường hợp mũi lệch bẩm sinh thường gặp các vấn đề về sức khỏe hô hấp.
Hơn nữa, mũi lệch bẩm sinh bị coi là một trong những tướng mũi không tốt. Mũi lệch thể hiện một cuộc sống, công việc khiến sự nghiệp không bằng phẳng, gặp nhiều trắc trở. Hậu vận của họ cũng không được như ý bởi vì sức khỏe không được tốt, thường hay đau ốm làm tiền tài hao hụt.
Phương pháp khắc phục
Mũi lệch vẹo bẩm sinh:
Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng lệch vẹo của bạn. Từ kết quả kiểm tra, bạn sẽ được chỉ định phương pháp chỉnh sửa phù hợp để khắc phục được khuyết điểm khiến dáng mũi bị lệch vẹo.
– Nếu sụn vách ngăn bị lệch hay cong, bác sĩ sẽ tiến hành tách sụn vách ngăn và điều chỉnh phần sụn này trở về vị trí thẳng.
– Nếu sụn vách ngăn bị lệch ở phần trụ mũi, bác sĩ sử dụng sụn tự thân để gia cố và dựng lại trụ mũi, khắc phục tình trạng lệch vẹo.
– Nếu đầu mũi bị lệch, vẹo do sự phát triển không đồng đều của sụn vách ngăn, bác sĩ thực hiện phương pháp cấu trúc để gia cố trụ mũi làm điểm tựa, từ đó điều chỉnh lại sụn cánh mũi, khắc phục tình trạng lệch vẹo.
– Mũi lệch vẹo do cấu trúc xương không đều, bác sĩ sẽ can thiệp vào phần xương mũi để điều chỉnh dáng mũi như ý.
Với tình trạng mũi lệch nặng như lệch hình chữ C hoặc chữ S, bạn cần nhờ tới phương pháp nâng mũi cấu trúc để chỉnh sửa toàn diện dáng mũi của mình.
Bằng phương pháp này, bác sĩ không chỉ chỉnh hình lại sống mũi, đầu mũi mà còn điều chỉnh vách ngăn để dáng mũi được cao thẳng.
Trường hợp mũi bị lệch vẹo do tai nạn:
Cấu trúc của mũi lúc này đã bị ảnh hưởng đáng kể do sự tác động mạnh của ngoại lực. Vì vậy, bạn cần phải đến gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám nhằm đánh giá mức độ tổn hại một cách chính xác nhất. Dựa trên kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp thích hợp và đảm bảo an toàn với tình trạng của mũi.
Trường hợp mũi bị lệch, vẹo sau nâng
Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng lệch vẹo sau khi nâng mũi như:
Do kỹ thuật bóc tách, tạo khoang, đặt sóng mũi không chính xác
Cố định và băng nẹp mũi sau nâng không đúng kỹ thuật
Mũi bị va đập mạnh trong quá trình chăm sóc sau nâng.
Do mô cơ co rút không đều trong quá trình phục hồi (gom dáng mũi) dẫn tới cảm giác mũi bị lệch.
Do hoạt động cơ mặt quá mạnh về một bên của người nâng
Phước Tường trước và sau khi phẫu thuật sửa mũi hỏng
Phước Tường trước và sau khi phẫu thuật sửa mũi hỏng
Tùy thuộc vào tình trạng mũi bác sĩ sẽ có những xử lý thích hợp. Với trường hợp mũi lệch do kỹ thuật của bác sĩ và va đập sau nâng sẽ khắc phục bằng cách nâng lại mũi với quy trình bóc tách – đặt sóng chuẩn xác hơn, điều chỉnh sóng mũi về với đúng vị trí. Với trường hợp mũi chưa gom đều bạn nên kiên nhẫn chờ thêm một thời gian cho đến khi mũi gom chuẩn dáng.
Đặc biệt trường hợp mũi lệch do sự co kéo vì cơ mặt không đều cách khắc phục duy nhất là tránh hoạt động mạnh về một bên cơ mặt, chịu khó hoạt động đều như nhai đều, cười đều về cả hai phía. Ngoài ra bạn nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có những lời khuyên chuyên môn chính xác hoặc tìm được hướng giải quyết phù hợp cho bản thân.