Nâng mũi tiêm filler tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nào?

Nâng mũi tiêm filler tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm nào?

Tiêm filler là phương pháp nâng mũi không còn xa lạ đối với những ai yêu thích làm đẹp. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận nhiều trường hợp sửa mũi hỏng do tiêm filler, thì các bác sĩ nhận thấy tỷ lệ phần trăm để lại những hậu quả về nhiễm trùng hay biến chứng của kỹ thuật này khá cao.


I. Vì sao tiêm filler nâng mũi có nguy cơ gây hại cao?

Sở dĩ dịch vụ nâng mũi bằng cách tiêm filler được nhiều người lựa chọn là vì không cần can thiệp phẫu thuật, thời gian thực hiện nhanh chóng lại có thể phục hồi ngay. Nhưng bạn thấy đó, những kỹ thuật đơn giản thường thì sẽ không mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với tiêm filler còn có những nguyên nhân gây ra biến chứng như:

– Cơ sở thẩm mỹ “dỏm”: Một số spa hay thẩm mỹ viện không chuyên hay chỉ có phạm vi hoạt động chuyên môn nhỏ sẽ cung cấp các dịch vụ dễ thực hiện như tiêm filler. Ở những cơ sở này, bạn sẽ không được đảm bảo về độ an toàn vì các khâu như lựa chọn vật liệu hay vô trùng dụng cụ y tế được thực hiện khá hời hợt.

– Chất làm đầy kém chất lượng: Hiện nay có nhiều loại filler giá rẻ không rõ nguồn gốc xuất hiện trên thị trường, không có khả năng tự động hấp thu vào cơ thể sau một thời gian dẫn đến ứ đọng, gây biến chứng như vón cục, nhiễm trùng, chảy mủ, thậm chí là hoại tử… – Kỹ thuật viên không đủ chuyên môn: Chỉ có những bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ mới làm tốt các kỹ thuật như cảm nhận mũi kim, chọn vị trí tiêm hay đo lường lượng filler. Nếu thực hiện không chuẩn xác, nhiều khả năng chất làm đầy bị tràn gây tắc mạch máu vùng mũi và mắt cực kỳ nguy hiểm. 


II. Những biến chứng thường gặp sau khi nâng mũi filler

Từ những nguyên nhân chính trên, phương pháp nâng mũi filler thường dẫn đến một số dạng biến chứng như: 

– Nhiễm trùng: Khi quá trình thực hiện không đảm bảo vệ sinh hay cơ thể không thích ứng được với chất làm đầy, mũi dễ bị nhiễm trùng với các biểu hiện như sưng đỏ hay mưng mủ. 

– Chất làm đầy vón cục: Sử dụng filler kém chất lượng hay tiêm không chuẩn xác sẽ dẫn đến đóng cục hay vón cục ở vùng mũi gây biến dạng mất thẩm mỹ.

– Hoại tử vùng mũi: Đây là trường hợp cơ thể không tương thích do sử dụng filler không chất lượng, dẫn đến đào thải và gây ra hoại tử vùng tiêm filler.
– Mù mắt: Tiêm filler không đúng kỹ thuật gây chèn ép hoặc trúng vào mạch máu có thể dẫn đến giảm thị lực thậm chí gây mù mắt rất nguy hiểm.

III. Xử lý hậu quả sau khi tiêm filler nâng mũi như thế nào?

Khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng hay biến chứng sau khi tiêm filler nâng mũi, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng mũi và đưa ra phương án phù hợp. Nếu filler được tiêm vào vùng mũi của bạn là loại có thể tan được, thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tan giúp dáng mũi của bạn trở lại bình thường.

Mặt khác, nếu chất làm đầy trong mũi của bạn là loại không thể tan được thì buộc phải can thiệp phẫu thuật lấy ra ngoài. Sau từ 3 đến 6 tháng, khi mũi đã ổn định thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương pháp nâng mũi khác, phục hồi lại dáng mũi mà bạn mong muốn. 
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – Để sở hữu được dáng mũi bền đẹp theo thời gian, bạn không nên vì tiết kiệm tiền hay thời gian mà chọn những phương pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, rồi phải xử lý những hậu quả sau nâng. Thay vào đó, bạn nên đến những phòng khám chuyên sâu về nâng mũi để gặp các bác sĩ chuyên môn cao, từ đó dễ dàng lựa chọn được phương pháp phù hợp, đạt được kết quả tốt nhất ngay từ lần đầu.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI