Nâng mũi và những điều bạn cần biết

Nâng mũi và những điều bạn cần biết

Ai phù hợp để nâng mũi?

Tất cả những ai có sống mũi thấp, trên 18 tuổi, sức khỏe tốt, và đang có nhu cầu muốn chỉnh sửa nâng cao sống mũi đều phù hợp để phẫu thuật nâng mũi.

Phụ nữ có thai và cho con bú có nên phẫu thuật nâng mũi không?

Thực ra, nâng mũi là phẫu thuật ít xâm lấn nên không chống chỉ định đối với những ai đang mang thai ở giai đoạn sau của thai kỳ (sau 3 tháng). Tuy vậy, để đảm bảo an toàn, không nên can thiệp bất cứ phẫu thuật gì trong thời gian mang thai. Trong thời gian cho con bú, để tận dụng thời gian nghỉ dưỡng, bạn có thể phẫu thuật nâng mũi ở lúc gần cuối kỳ nghỉ.

Bị dị ứng có nâng mũi được không?

Không nên phẫu thuật nâng mũi vào lúc bạn đang bị viêm mũi để tránh ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật.

Rất nhiều bạn thắc mắc về điều này, tuy nhiên, các bạn không phải lo lắng vì xoang là vấn đề các hốc nằm ở trong xương còn phẫu thuật nâng mũi thì chất liệu nâng sống mũi đặt ở trên bề mặt của xương, do đó, phẫu thuật này sẽ không làm ảnh hưởng đến lên bệnh viêm xoang. Tuy vậy, không nên làm phẫu thuật trong đợt viêm xoang cấp vì khi chảy mũi, lau, quệt mũi có thể làm ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật.

Nâng mũi có đau không?

Thông thường nâng mũi sẽ tiến hành gây tê tại chỗ. Tuy vậy, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau khi tiêm thuốc tê và sẽ không có cảm giác đau trong suốt thời gian phẫu thuật.

Sau mổ vài giờ (khi hết thuốc tê) sẽ có cảm giác nhói và đau nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng dịu đi khi dùng thuốc giảm đau. Sau khi mổ vài ba ngày thì chỉ còn cảm giác căng tức rất nhẹ và hoàn toàn trở về bình thường sau một vài tuần.

Lệch vách ngăn mũi có phẫu thuật nâng mũi được không?

Lệch vách ngăn mũi tuỳ mức độ mà có thể không ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật hoặc là một trong những nguyên nhân làm tăng dần mức độ lệch sống mũi. Vì thế, bạn nên cân nhắc trong các trường hợp này.

Bác sĩ sẽ quyết định nên hay không nên làm phẫu thuật nâng mũi hoặc nên làm phẫu thuật chỉnh vách ngăn mũi trước khi đặt chất liệu dựa vào phim chụp cắt lớp đánh giá tình trạng vách ngăn mũi.

Chọn chất liệu tự thân hay nhân tạo?

Đa số mọi người người thường nhầm tưởng kỹ thuật tạo hình mũi là sử dụng chất liệu sụn vành tai thôi là đủ. Nhưng thực tế thì sụn vành tai lại có số lượng rất ít, chỉ đủ một lớp mỏng bọc ở đầu mũi trong trường hợp những người cần làm dài đầu mũi trong khi da đầu mũi mỏng. Như vậy để nâng sống mũi thì cần phải sử dụng chất liệu đặt sống mũi nhân tạo (trừ khi chỉ chỉnh sửa đầu mũi).

Sụn sườn do có nhiều bất lợi khi sử dụng (phải gây mê để lấy sụn, sẽ để lại sẹo ở nơi lấy sụn, đôi khi xảy ra các biến chứng như thủng màng phổi khi lấy sụn, có nguy cơ tiêu bớt và làm cong vẹo, thay đổi dáng mũi theo thời gian). Trong khi đố, sụn nhân tạo hiện nay rất an toàn, , dễ gọt, nhiều kiểu dáng và không làm thay đổi dáng mũi theo thời gian. Đồng thời, sụn nhân tạo có độ trơ cao, hiếm khi gây phản ứng thải loại nên ở các nước có nền phẫu thuật thẩm mỹ phát triển, sụn sườn là phương pháp không còn được sử dụng rộng rãi nữa (trừ một số rất ít trường hợp đặc biệt).

Hơn nữa, ngày nay có nhiều chất liệu bọc đầu mũi nhân tạo khá an toàn được Bộ Y Tế kiểm định chất lượng cũng đang dần thay thế sụn vành tai.

Nên kiêng gì sau mổ nâng mũi?

Đa số, không cần kiêng ăn bất cứ loại thức ăn gì trừ khi bạn có dấu hiệu dị ứng hoặc chỉ kiêng tôm, cua, hải sản, đồ ăn lạ... nếu có cơ địa dị ứng. Hạn chế động chạm vào mũi đeo kính, đặc biệt là vết mổ trong khoảng 3 tháng đầu sau mổ. Tư thế nằm ngủ không ảnh hưởng nhiều đến vị trí chất liệu, nên nằm ngửa để tránh tình trạng mũi sẽ bị vẹo trong thời gian chăm sóc mũi hậu phẫu..

Sau cùng là một phẫu thuật viên nâng mũi dù giỏi đến mấy cũng không chắc chắn 100% phẫu thuật không biến chứng. Tuy nhiên là phẫu thuật viên càng được đào tạo bài bản, càng có kinh nghiệm lâu năm thì càng giảm tối thiểu những rủi ro và biến chứng sau này, có thể sửa chữa được.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI