Nâng ngực bằng túi độn bạn đã hiểu ?

Nâng ngực bằng túi độn bạn đã hiểu ?

Cấu tạo

Các loại túi được sử dụng hiện nay gồm 2 thành phần: Lớp vỏ ngoài làm bằng chất silicon dẻo, ít gây phản ứng đào thải hay dị ứng tại chỗ và chất chứa bên trong.

có thể là nước biển hoặc chất gel silicon. Mỗi loại đều có ưu -  nhược điểm riêng, nước biển dễ điều chỉnh thể tích hay gấp nếp, dễ bị xẹp; gel silicon tạo cảm giác thật hơn nhưng nếu bị thủng thì khó sửa chữa. Bác sĩ phẫu thuật sẽ chỉ định loại túi nào thích hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Thực hiện thế nào?

Bằng những đường mổ nhỏ, bác sĩ phẫu thuật đặt hai túi phía sau tuyến vú, giúp ngực nở và săn chắc hơn. Tuỳ theo đặc điểm bầu ngực, bác sĩ sẽ khuyên bạn chọn đường mổ quanh quầng vú, ở nếp lằn dưới vú hay trong nách. Vị trí đặt túi có thể dưới cơ ngực lớn hoặc ngay dưới tuyến. Thời gian phẫu thuật kéo dài trong khoảng 1,5 tiếng với phương pháp gây mê toàn thân. Sau đó, ngực được băng bằng 1 lớp băng thun ép và sẽ được tháo ra ngày thứ hai, thay bằng lớp băng nhỏ hơn.

Làm gì sau mổ?

Bệnh nhân nên đi lại và vận động nhẹ nhàng vào ngày thứ 3, hoạt động bình thường vào ngày thứ 5, mặc áo ngực từ ngày thứ 7. Hai tuần đầu có vài chỗ bị tím nhẹ, cơ thể sẽ trở lại bình thường sau 1 tháng. Những tháng đầu cần dùng loại áo ngực riêng, có thể massage nhẹ hoặc áp dụng bài tập cho ngực. Không nên tập thể dục thẩm mỹ, bơi lội hay áp dụng chế độ ăn kiêng.

Các biến chứng

Ngay sau phẫu thuật, nếu không vô trùng tốt sẽ dẫn tới nhiễm trùng, chảy máu, về lâu dài có thể gây sẹo lồi quá phát; xuất hiện nếp gấp hay sóng dưới da; xuất hiện lớp vỏ dày. Sau mổ vài tháng, quanh túi độn hình thành lớp vỏ bao quanh (là phản ứng tự nhiên của cơ thể). Ở một số trường hợp, lớp vỏ này khá dầy, làm biến dạng vú, thậm chí thay túi độn khác. Nguyên nhân tạo lớp vỏ này có thể do nhuyễm trùng đọng  máu khi mổ hoặc đặt túi không đúng phương pháp. Trường hợp bị vỡ túi, nếu là nước biển sẽ tự tiêu đi, còn gel silicon thì có thể đọng lại quanh túi, cần phải lấy ra trước khi thay túi mới (tai biến này hiếm khi xảy ra).

Có ảnh hưởng tới sức khoẻ?

Các nghiên cứu khoa học hiện chưa tìm thấy mối liên quan nào giữa túi độn và ung thư vú. Túi độn không có bất kỳ cản trở nào khi bạn sờ nắn để kiểm tra khối u trong vú. Tuy nhiên, khi chụp X-quang, vì túi  cản trở tia X nên cần phải có bác sĩ chuyên khoa hoặc dùng thêm phương pháp khác như siêu âm. Việc sinh con và cho con bú cũng bình thường vì trên thực tế, túi độn nằm hoàn toàn bên ngoài tuyến sữa.

Ai không nên đặt túi ngực?

Đó là các bệnh nhân đang điều trị bệnh nhuyễn khuẩn, đang mang thai, cho con bú, mắc bệnh tư miễn hay có những tổn thương ung thư, tiền ung thư vú mà chưa được điều trị thích hợp. Để tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra, bệnh nhân cần khám tổng quát xét nghiệm máu hoặc kiểm tra vú trước khi phẫu thuật.

Tuổi thọ

Trên lý thuyết, nó có thể tồn tại vĩnh viễn nhưng thực tế thế nào còn tuỳ thuộc vào tay nghề của bác  sĩ phẫu thuật. Nếu có phản ứng, túi được tháo ra và thay bằng túi khác. Chú ý, trước khi phẫu thuật, bạn nên yêu cầu bác sĩ cung cấp đầy đủ thông tin, đặc loại túi nào và nhớ lưu giữ kỹ đề phòng bất trắc. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần thận trọng khi lựa chọn dịch vụ.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI