Nếu nâng ngực, bạn sẽ hợp với loại túi nâng ngực nào?

Nếu nâng ngực, bạn sẽ hợp với loại túi nâng ngực nào?

Nâng ngực giờ đây không còn là khát khao thầm kín mà đã trở thành nhu cầu phổ biến của các chị em, từ những cô nàng “vòng 1 khiêm tốn” đến những phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh nở… Có nhiều phương pháp cải thiện kích cỡ đôi gò bồng đảo nhưng phương pháp phổ biến và phù hợp với đa số phụ nữ Việt Nam chính là nâng ngực độn túi. Trong chuyên đề tư vấn thẩm mỹ lần này, Vivian sẽ tiếp tục tư vấn, giải đáp thắc mắc xoay quanh túi độn ngực – cũng là chủ đề nhận được nhiều câu hỏi quan tâm của độc giả.

Lựa chọn túi nâng ngực như thế nào?

Dưới đây là các tiêu chí giúp bạn lựa chọn túi nâng ngực phù hơp để có vòng 1 sau thẩm mỹ đẹp cân đối, căng tròn vầ mềm mại nhất.

Chất lượng túi nâng ngực

Túi ngực kém chất lượng là một trong những nguyên nhân gây ra các biến chứng sau nâng ngực. Vì thế, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất chị em cần chú ý chính là chất lượng túi độn. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại túi ngực của nhiều hãng sản xuất khác nhau và cũng tồn tại nhiều chiêu thức quảng cáo ưu điểm cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo chị em chỉ nên chọn loại túi ngực được cơ quan có đầy đủ thẩm quyền và chức năng kiểm định chất lượng an toàn nghiêm ngặt như FDA (Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận.

 

Các loại túi nâng ngực

Theo các chuyên gia của Vivian, không có loại túi ngực nào phù hợp với tất cả mọi người, vì tùy vào thể trạng, vóc dáng, nhu cầu, sở thích của từng cá nhân. Các hãng sản xuất túi ngực đều có bảng thông số chi tiết kích cỡ túi ngực phù hợp dựa trên kết quả đo đạc, phân tích chiều cao, cân nặng, khổ vai…, và bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng bệnh nhân, khách hàng. Vì thế, chị em phụ nữ không cần quá lo lắng. Nhưng các chị em có thể tìm hiểu một số kiến thức cơ bản về túi nâng ngực sau đây:

Hình dạng và thể tích túi

Có hai hình dạng phổ biến hiện nay là túi tròn hoặc túi hình giọt nước. Túi tròn thích hợp với phụ nữ có nhiều mô ngực, hoặc đã trải qua sinh nở, cải thiện ngực bị chảy xệ. Trong khi đó, những phụ nữ ngực phẳng thường sẽ thích hợp với túi hình giọt nước có dáng thoải giống như ngực thật. Nếu bầu ngực nhỏ, khoảng cách giữa núm và nếp lằn vú ngắn mà độn túi tròn sẽ dễ gặp phải tình trạng ngực sau nâng bị nhô cao, không được tự nhiên.

Túi ngực hiện nay cũng có nhiều thể tích khác nhau, từ 225-300 đến 500 ml… Người có vóc dáng cao to nếu đặt loại túi quá nhỏ thì sau nâng, kết quả vòng 1 cũng không cải thiện được bao nhiêu. Trái lại, người nhỏ thấp nếu chọn loại túi quá to sẽ khiến vóc dáng mất cân đối, cảm giác chèn ép, khó thở khi nằm, về lâu dài còn ảnh hưởng đến cột sống, dáng đi bị khòm.

 

Cùng một thể tích túi lại có những độ nhô khác nhau. Túi nhô cao có đường kính nhỏ thường thích hợp với những người có khung ngực nhỏ. Ngược lại, túi nhô thấp có đường kính lớn lại phù hợp với những người có khung ngực rộng.

Thành phần cấu tạo và vỏ túi

Dựa vào thành phần cấu tạo, túi ngực được chia làm 2 loại phổ biến là túi nước biển và túi gel silicone. Do túi nước biển dễ bị xì van, không được mềm mại, thường gây nếp lằn, lộ túi nên ít được ưa chuộng hơn loại túi gel silicone, có ưu điểm là định hình tốt, mềm mại tự nhiên như ngực thật, chịu lực lên đến 150kg, rất hiếm có trường hợp vỡ túi.

Nếu phân loại theo bề mặt vỏ thì túi ngực có 3 loại phổ biến là túi nhám, túi trơn và túi xốp. Trước đây túi xốp Polytech được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật nâng ngực tại Việt Nam. Nhưng hiện nay, trên thị trường phần lớn chỉ sử dụng túi nhám và túi trơn. Mới đây FDA cũng đưa ra cảnh báo, túi nhám đang bị nghi vấn là yếu tố nguy cơ liên quan đến một dạng ung thư lympho tế bào lớn hiếm gặp (ALCL). Điều này khiến nhiều phụ nữ hoang mang.

Bác sĩ Viện thẩm mỹ Vivian cho biết, dù túi trơn hay túi nhám thì đều là vật liệu cấy ghép có thời hạn. Hiện không có một loại túi độn nào tồn tại và “chung sống hòa bình” vĩnh viễn trong cơ thể. Vì thế, việc tái khám sau nâng ngực là điều cần thiết, để được theo dõi bởi bác sĩ chuyên môn đã đặt túi ngực cho bạn. FDA khuyến cáo những phụ nữ dùng túi nâng ngực silicon nên được kiểm tra định kỳ bởi bác sĩ có kinh nghiệm chuyên sâu về tầm soát, theo dõi sau đặt túi ngực, kết hợp chụp cộng hưởng từ MRI định kỳ 2 năm/lần.

 

Đồng thời, yếu tố nguy cơ bao xơ co thắt, hình thành seroma – yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư vú dạng ALCL… đều có thể là biến chứng muộn, khởi nguồn từ nguyên nhân chảy máu, tụ dịch bạch huyết trong và sau phẫu thuật nâng ngực. Đây cũng là lý do công nghệ nâng ngực Nội soi Đa chiều được nghiên cứu và ứng dụng vào phẫu thuật nâng ngực để giảm thiểu tối đa rủi ro, biến chứng.

Tại Việt Nam, hiện đã ứng dụng thành công phương pháp nâng ngực này, tuy nhiên chỉ một số ít bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và thành thạo công nghệ này.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI