Giữa thời điểm hiện tại, các chị em đều mong muốn có được vòng 1 căng tròn, đầy đặn nên họ đã lựa chọn phương pháp nâng ngực để biến giấc mơ thành sự thật. Thế nhưng, đa phần theo khảo sát thì phần lớn các chị em đều có rất nhiều thắc mắc, băn khoăn liên quan đến việc "bơm ngực". Vậy trước và sau khi nâng ngực thì chúng ta cần chú ý tới những vấn đề gì để quá trình phẫu thuật an toàn, hiệu quả, tránh để lại những rủi ro không đáng có?
*Những điều cần lưu ý trước khi nâng ngực:
1. Độ tuổi: Các phương pháp phẫu thuật nâng ngực sẽ được áp dụng cho các bạn gái đủ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, sau 18 tuổi, ngực của con gái vẫn có thể tiếp tục phát triển cho đến tuổi 25 nên con gái hãy chờ sau độ tuổi này để quyết định chuyện nâng ngực. Và để kết quả nâng ngực đạt hiệu quả tốt nhất, độ tuổi thực hiện nên dao động trong khoảng 18 - 45 tuổi.
2. Các phương pháp nâng ngực phổ biến:
Mỗi người sẽ có một kích cỡ vòng ngực khác nhau nên tùy theo từng tình trạng ngực, các bác sĩ sẽ tư vấn loại phù hợp với bạn. Hiện tại, có 3 phương pháp tân trang vòng 1 phổ biến được mọi người quan tâm rất nhiều:
- Nâng ngực bằng mỡ tự thân:
Phương pháp này sẽ dùng lượng mỡ hút từ những vùng dư thừa mỡ trên cơ thể bạn (như bụng, đùi, hông, eo...). Sau đó, bác sĩ sẽ đem chiết tách, lọc ly tâm để giữ lại phần tế bào mỡ nguyên chất rồi bơm vào ngực sao cho hai bên cân đối.
Tuy nhiên, đây lại không phải là phương pháp nâng ngực được các bác sĩ ưu tiên thực hiện. Do phương pháp này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe vì lượng mỡ rút ra khỏi cơ thể bạn sẽ dễ bị vôi hóa, từ đó làm hình thành nhiều khối u trong ngực, có thể gia tăng nguy cơ ung thư.
- Nâng ngực chảy xệ:
Sau khi sinh nở, ngực của bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu chảy nhão nên khiến các chị em cảm thấy mất tự tin về vóc dáng của mình. Lúc này, phương pháp nâng ngực chảy xệ sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho các bà mẹ sau sinh nở. Phương pháp này khi thực hiện sẽ kéo "núi đôi" của bạn lên vị trí cao hơn để loại bỏ tình trạng sa trễ. Ngoài ra, những bạn muốn cải thiện số đo vòng 1 cũng thường kết hợp phương pháp này với việc độn túi.
- Nâng ngực nội soi:
Đây chính là phương pháp phổ biến và được các chị em lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Xét về kỹ thuật thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng túi độn ngực đặt vào để tăng kích cỡ cho bầu ngực của ban. Các chuyên gia cũng đánh giá cao phương pháp này về độ an toàn và tính hiệu quả lâu dài.
Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về các loại túi độn ngực trước khi bác sĩ đặt chúng vào ngực của bạn. Trong đó, túi độn ngực sẽ gồm có 2 phần: vỏ và ruột. Vỏ túi gồm nhiều lớp, bản chất là dạng gel hoặc silicon. Phần ruột có thể là dung dịch nước muối hoặc hợp chất silicon lỏng/đặc.
Lưu ý trước khi phẫu thuật: Không dùng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố, aspirin, vitamin E, thảo dược... trước 2 tuần nâng ngực.
3. Lựa chọn địa chỉ phẫu thuật nâng ngực:
Hãy quan tâm tới một số tiêu chí sau trước khi có ý định đi phẫu thuật nâng ngực:
- Tìm các bệnh viện được cấp giấy phép hoạt động theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Đội ngũ bác sĩ và chuyên khoa gây mê có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và có giấy phép hành nghề đầy đủ.
- Trung tâm trang bị đầy đủ công nghệ máy móc hiện đại, được chuyển giao từ các nước đi đầu về ngành thẩm mỹ.
- Túi nâng ngực phải có tem bảo hành, nguồn gốc và cấp phép sử dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trong đó, phải có chính sách bảo hành với các điều khoản rõ ràng kèm mức giá phù hợp với dịch vụ.
*Những điều cần lưu ý sau khi nâng ngực:
Sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật nâng ngực, nhiều cô nàng sẽ cảm thấy vùng ngực của mình có cảm giác đau nhức, khó vận động do vết mổ chưa lành lại. Phải mất khoảng 1 - 2 ngày sau thì tình trạng này mới dần đỡ hơn và giúp cơ thể của bạn thích nghi với khuôn ngực mới. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Không sử dụng các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá...
- Mặc áo ngực chuyên dụng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.
- Không thực hiện các hoạt động thể thao mạnh như chạy bộ, leo núi... ít nhất một tháng sau khi phẫu thuật để các túi ngực được ổn định.
- Theo dõi các biểu hiện của cơ thể sau khi nâng ngực và đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy cơ thể thật sự không ổn.
*Một số câu hỏi thường gặp khi nâng ngực:
- Đối tượng nào không nên nâng ngực?
+ Người dưới 18 tuổi.
+ Người mắc các bệnh mãn tính: huyết áp, tim mạch, tiểu đường hoặc gặp vấn đề về tâm lý.
+ Người đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, trong kỳ kinh nguyệt hoặc vừa trải qua một ca phẫu thuật trước đó.
- Nâng ngực có ảnh hưởng tới việc mang thai và cho con bú không?
Các bác sĩ thẩm mỹ cho biết, với phương pháp nâng ngực nội soi, vị trí đặt túi ngực nằm dưới cơ ngực lớn nên không chèn ép mô ngực, các dây thần kinh, mạch máu hay tuyến sữa. Vì vậy, nữ giới vẫn có thể cho con bú bình thường sau khi tân trang vòng 1.
- Nâng ngực xong có thể đi máy bay hay vận động mạnh không?
Các chuyên gia khuyên rằng, nữ giới có thể đi máy bay, leo núi, tập gym hay yoga... khi đảm bảo được các điều kiện sau:
+ Ngực đã trở về trạng thái ổn định và bình thường sau ca phẫu thuật.
+ Ca phẫu thuật nâng ngực nội soi phải áp dụng phương pháp đặt túi dưới cơ ngực lớn để giúp túi ngực bám chắc hơn vào cơ thể, hạn chế tình trạng lệch túi khi vận động mạnh.
+ Sử dụng túi độn ngực có kích cỡ phù hợp với cơ thể, tránh tạo áp lực năng nề hay bị chèn ép lồng ngực, gây cản trở quá trình hô hấp.
- Kết quả nâng ngực có duy trì được lâu hay phải thay túi sau một thời gian?
Việc phải thay túi độn ngực sau ca phẫu thuật có thể đến từ 2 nguyên nhân sau:
+ Túi bị vỡ hoặc nứt, gây rò rỉ silicon dạng gel từ bên trong. Nếu để lâu, ngực sẽ hình thành lớp bao xơ dày quanh túi vỡ, làm biến dạng bầu ngực.
+ Lựa chọn túi độn ngực không phù hợp (túi ngực size lớn, trọng lượng nặng). Theo thời gian, ngực sẽ dần bị chảy xệ và không còn cân đối như sau khi nâng ngực.
Tốt nhất, để duy trì được kết quả nâng ngực lâu dài và không phải thay túi sau một thời gian thì các chị em nên chọn loại túi có trọng lượng nhẹ để tránh gây chảy xệ, nứt vỡ túi.