SỬA LẠI MŨI SAU KHI NÂNG MŨI CẤU TRÚC

SỬA LẠI MŨI SAU KHI NÂNG MŨI CẤU TRÚC

Mũi là thành phần rất quan trọng bởi nó tạo nên dáng vẻ của khuôn mặt. Mũi của người Việt Nam mang đậm chất Châu Á: thấp bè, các thành phần sụn ở đầu mũi, trụ mũi thường yếu và thiếu nên mũi ngắn, hếch, da đầu mũi dày. Vì vậy khi sửa mũi để đạt được dáng mũi đẹp hoàn chỉnh và kết quả tốt cũng như lâu dài thường cần đến sự chỉnh sửa toàn diện: ghép sụn cánh mũi, làm dài mũi, làm mỏng da đầu mũi, làm vững trụ mũi, …

Hiện nay, phương pháp sửa mũi phù hợpvà đạt kết quả tối ưu đó là nâng mũi cấu trúc. Đặc biệt với các trường hợp đã nâng mũi khá nhiều lần, giải phẫu mũi đã không nguyên vẹn như lúc đầu thì nâng mũi cấu trúc là lựa chọn ưu tiên cho bạn. Tuy nhiên, nâng mũi cấu trúc không phải là phương pháp đơn giản, vì nó phẫu tích hầu như tất cả các thành phần cấu trúc của mũi nên nếu thực hiện không đúng cách thì có thể tạo ra dáng mũi không vừa ý, thậm chí bị biến dạng mũi. Đặc biệt trong các trường hợp mũi sửa nhiều lần, nâng mũi cấu trúc phải tái tạo lại các cấu trúc giải phẫu mũi bị tổn thương nên cần được thực hiện bởi các Bác sĩ phẫu thuật tạo hình – thẩm mỹ uy tín.

Các vấn đề có thể gặp và cách thức khắc phục?

Bài viết này Viện thẩm mỹ Vivian chỉ đề cập đến một vài vấn đề hay gặp sau nâng mũi cấu và cách khắc phục:

Co rút cánh mũi tạo khuyết ở giữa cánh mũi và chóp mũi:

Nguyên nhân: Do mũi trước mổ bị ngắn, hếch nên khi tiến hành kéo dài đầu mũi sẽ không giải phóng được sụn cánh mũi bên hoặc sụn cánh mũi bên quá yếu và thiếu mà không được ghép sụn tăng cường; Hoặc đầu mũi bị kéo dài quá mức; hoặc do mất một phần niêm mạc tiền đình mũi.

Khắc phục: Giải phóng sụn cánh mũi bên hoặc ghép sụn để tăng cường độ rộng và độ vững của sụn cánh mũi bên. Đối với tình trạng do kéo dài đầu mũi quá mức thì có thể kết hợp làm ngắn bớt chóp mũi. Trong trường hợp do sẹo co rút hoặc do mất một phần niêm mạc trước đó thì đôi khi cần ghép da niêm mạc bổ sung.

Xẹp cánh mũi:

Nguyên nhân: So sụn cánh mũi bên bị thiếu hoặc bị yếu

Khắc phục: Ghép sụn bổ sung

Lỗ mũi biến dạng khép quá mức:

Nguyên nhân: Do nâng cao đầu mũi quá mức, hoặc nâng cao mà không dời chân cánh mũi.

Khắc phục: Hạ thấp đầu mũi xuống, dời chân cánh mũi vào trong. Một số trường hợp có thể phải ghép thêm sụn cánh mũi.

Trụ mũi nhô ra trước quá mức, tạo nếp hằn sâu giữa môi và trụ mũi khi cười:

Nguyên nhân: Sụn ghép chống trụ mũi, sụn ghép kéo dài đuôi sụn vách ngăn quá mức.

Khắc phục: Cắt giảm phần sụn ghép, định hình lại vị trí trụ mũi.

Trụ mũi dày thô:

Nguyên nhân: Do ghép quá nhiều sụn hoặc ghép sụn không vững để chống trụ mũi.

Khắc phục: Lấy bớt sụn hoặc làm mỏng sụn chống trụ, hoặc thay thế bằng sụn mỏng và chắc hơn.

Đầu mũi bị nhọn, dài quá mức, hoặc không đều:

Nguyên nhân: Có thể do tiêu một phần sụn ghép, hoặc tạo hình không đều ngay từ lần mổ trước.

Khắc phục: Đối với trường hợp này, có thể ghép bổ sung sụn và / hoặc cắt giảm bớt sụn. Trường hợp đầu mũi dài quá mức thì khắc phục bằng cách cắt giảm sụn.

Đầu mũi thô:

Nguyên nhân: Có thể do ghép quá nhiều sụn, không tạo được đường nét đầu mũi, hoặc do không cắt bỏ một phần bớt mô dưới da đầu mũi, hoặc do không khâu lại hai sụn cánh mũi để thu gọn đầu mũi.

Khắc phục: Tạo hình lại, cắt giảm bớt sụn đầu mũi; cắt giảm bớt mô dưới da đầu mũi.

Chăm sóc sau phẫu thuật

Đối với các trường hợp gây tê không cần phải nhập viện, bạn có thể về nhà sau khi phẫu thuật nâng mũi 30 – 60 phút. Đối với các trường hợp gây mê thì cần phải nhập viện và về nhà sau phẫu thuật 6-10 giờ.

Điều trị sau phẫu thuật bao gồm thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau trong vòng 7 ngày. Nằm kê cao đầu trong tuần đầu tiên sau khi mổ và chế độ ăn uống cũng cần hớp lý.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI