Tác dụng phụ khi tiêm filler mà bạn cần biết

Tác dụng phụ khi tiêm filler mà bạn cần biết

Bên cạnh các lợi ích khi tiêm filler (chất làm đầy) giúp làn da căng tràn sức sống thì việc sử dụng các chất làm đầy cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một trong các xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ gần đây là tiêm chất làm đầy để khuôn mặt trở nên đầy đặn hơn, xóa bỏ nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên tác dụng phụ của tiêm filler cũng thường xảy ra. Vậy các tác dụng phụ đó là gì và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng Vivian tìm hiểu nhé!


Tiêm filler là gì?


Filler còn có tên gọi khác là chất làm đầy. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, chất làm đầy thường được ứng dụng để xóa bỏ hoặc làm mờ nếp nhăn trên khuôn mặt.


Tiêm filler là gì? Đây là thủ thuật tiêm hợp chất làm đầy tự nhiên hoặc tổng hợp vào các đường, nếp gấp và mô của khuôn mặt để làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục hồi sự căng đầy trên khuôn mặt, giảm dần các dấu hiệu của thời gian.


Những chất này được tiêm dưới da, còn được gọi là chất độn da, chất làm đầy nếp nhăn và chất làm đầy mô mềm. Chúng được sử dụng để xóa các nếp nhăn khi cười, làm đầy má, môi hoặc điều chỉnh sẹo mụn.


Ứng dụng của phương pháp tiêm filler


- Làm phẳng sẹo
- Xóa nếp nhăn
- Làm đầy các rãnh
- Chống lão hóa và săn chắc da


Hiệu quả tiêm filler kéo dài bao lâu?


Tiêm filler có ảnh hưởng gì không? Phần lớn filler có thể hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, tiêm chất làm đầy chỉ có tác dụng tạm thời, kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và cơ địa mỗi người.


Mặc dù vậy, một số chất làm đầy trên thị trường được quảng cáo là có hiệu quả vĩnh viễn hoặc kéo dài rất nhiều năm.


Tác dụng phụ khi tiêm filler


Tiêm filler có hại không? Nhiều trường hợp gặp phải các tác dụng phụ sau khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này.


Tác dụng phụ của tiêm filler thường gặp


Theo Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, những tác dụng phụ sau đây sẽ có thể xảy ra xung quanh vị trí tiêm, có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng nhanh chóng biến mất trong vòng 7 – 14 ngày:


- Đỏ
- Sưng tấy
- Đau đớn
- Bầm tím
- Có cảm giác ngứa
- Phát ban
- Tác dụng phụ hiếm gặp
- Tiêm filler có hại về sau không? Mặc dù ít xảy ra nhưng bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng như:
- Nhiễm trùng
- Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm
- Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quang vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ
- U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy
- Sự di chuyển của các chất độn từ vùng này sang vùng khác
- Chấn thương mạch máu
- Có thể bị mù, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm ngăn chặn lưu lượng máu đến mắt
- Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch


Các biện pháp phòng ngừa


Tuy tiêm chất làm đầy khuôn mặt thường không nguy hiểm nhưng bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:


- Bạn nên tìm đến những chuyên gia y tế được đào tạo, có kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ hành nghề (một bác sĩ da liễu hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín) để được tư vấn tiêm filler. 


- Thực hiện các thủ thuật tại các cơ sở y tế uy tín thay vì các phòng khám tư nhân được quảng cáo.


- Bạn cần hỏi kỹ các thông tin về loại chất làm đầy mà bạn đã chọn để sử dụng. Sau đó, bạn nên cân nhắc lại nếu thấy nhân viên không nắm rõ bản chất của các loại filler đó.


- Không tự ý mua các chất làm đầy được rao bán online. Bạn chỉ nên mua từ các nhà cung cấp uy tín và có đầy đủ giấy phép, chứng nhận an toàn.


- Filler phải còn nguyên trong ống tiêm và có bao bì, nhãn mác nguyên vẹn.


- Kiểm tra cẩn thận ống tiêm.


- Bạn cũng cần chắc chắn rằng chất làm đầy bạn sắp sử dụng đang được Cục quản lý Dược chấp thuận cho mục đích làm đẹp để đảm bảo an toàn.


- Nhận thức rõ về các rủi ro và tác dụng không mong muốn mà chất làm đầy có thể mang lại.


- Đọc kỹ các thành phần của chất làm đầy bạn sắp tiêm, chắc chắn rằng bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào, chẳng hạn như collagen.


- Bạn nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.

 - Một số thành phần trong filler có thể xảy ra tương tác gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu của bạn.
Các rủi ro bạn cần lưu ý


Bạn tuyệt đối không nên sử dụng các chất làm độn nếu như: 


- Da của bạn đang bị viêm vì bất kỳ lý do gì (phát ban, mề đay, mụn bọc…)


- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào ghi trên nhãn


- Bạn bị rối loạn đông máu


- Bạn đang mang thai, cho con bú hay dưới 18 tuổi (chưa có nghiên cứu nào về sự an toàn khi sử dụng filler ở người trẻ tuổi)


- Da của bạn dễ để lại sẹo (chẳng hạn như bạn dễ bị sẹo lồi…)


Trên đây là một số các tác dụng phụ cũng như cách phòng ngừa khi tiêm filler. Hy vọng bạn đã có một thông tin hữu ích. Nếu có các thắc mắc thì đừng ngần ngại mà hãy gọi điện đến hotline của Vivian để được tư vấn rõ hơn nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI