Tại sao không được hút mỡ bụng khi mang thai ?

Tại sao không được hút mỡ bụng khi mang thai ?

Trao đổi với VietTimes, bác sĩ Bùi Thị Phương Loan – Khoa Phụ sản Bệnh viện (BV) Đại học Y dược TP. HCM - cho biết khi có thai không được hút mỡ bụng, đây là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, trường hợp người phụ nữ trong vụ việc vừa qua đã hút mỡ bụng sau đó mới phát hiện có thai 8 tuần thì cần lưu ý những vấn đề trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nguy cơ dị tật thai nhi

Trước hết, thời điểm hút mỡ bụng nằm trong 3 tháng đầu thai kỳ, do đó, cần quan tâm đến nguy cơ dị tật thai. Theo bác sĩ Phương Loan, tất cả những hoạt động can thiệp lên cơ thể mẹ trong giai đoạn này đều có ảnh hưởng đến dị tật thai nhi.

Trong trường hợp người mẹ đang có thai trong 3 tháng đầu và cần phải can thiệp phẫu thuật vùng bụng, thì bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng nhất đến thai nhi. Với sự phát triển của y học, hiện nay đã có thuốc gây mê ít ảnh hưởng đến thai nhi.

Hút mỡ bụng khi đang mang thai nguy hiểm như thế nào? ảnh 1

Kết quả siêu âm thể hiện chị A. đã mang thai 8 tuần tuổi

“Nhiều năm trong nghề, tôi nhận thấy có nhiều trường hợp phụ nữ trải qua cuộc phẫu thuật mà không biết mình đang mang thai và họ vẫn sinh con bình thường. Nhưng cũng có những người mẹ không mắc phải các nguy cơ nàO, song vẫn có thể sinh con bị dị tật. Do đó, quan trọng nhất là sau khi thực hiện phẫu thuật, người mẹ phải đi khám bác sĩ tiền sản để được tư vấn các yếu tố nguy cơ tác động đến thai và làm xét nghiệm, siêu âm để sàng lọc dị tật thai nhi” – Bác sĩ Loan thông tin.

Nguy cơ nứt vết mổ

Vấn đề thứ 2 người mẹ cần lưu ý là nguy cơ nứt vết mổ. Liệu rằng khi thai nhi mỗi ngày một lớn, vùng da bụng của mẹ đã bị mất một ít thì có còn độ co giãn để giữ được em bé hay không?

Theo bác sĩ Phương Loan, những trường hợp nứt vết mổ, y khoa chỉ đề cập đến vết mổ trên tử cung như vết mổ lấy thai, vết mổ bóc u xơ tử cung,… Hiện nay, chưa có văn bản y khoa đề cập đến nứt vết mổ thành bụng trong trường hợp hút mỡ bụng.

Do đó, nếu bệnh nhân đã bị cắt bớt da thì khi thai lớn lên, có thể sẽ tạo phản ứng căng da vùng bụng. Lúc này, vết mổ sẽ bị căng và giãn khiến người mẹ rất khó chịu. Tuy nhiên, vùng da bụng của người phụ nữ có độ đàn hồi rất cao nên trong 3 tháng đầu có thể sẽ không gặp vấn đề khó khăn.

Khi thai nhi mỗi ngày một lớn, người mẹ sẽ có thể gặp phải các khó khăn về căng da vùng bụng quá mức, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Để đảm bảo thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, người mẹ cần ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tăng cân quá mức. Đồng thời, mẹ nên vận động nhẹ nhàng với các bài tập hợp lý với tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng các loại đai đeo bụng khi mang thai để tránh căng giãn vết thương ở bụng, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI