Tất tần tật những hoạt động cần hạn chế sau nâng mũi

Tất tần tật những hoạt động cần hạn chế sau nâng mũi

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, để giữ được dáng mũi đẹp theo thời gian và không xảy ra các trường hợp đáng tiếc như nhiễm trùng hay biến chứng, bạn nên hết sức cẩn thận trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, và nghiêm túc “nói không” với các vấn đề cấm kỵ sau đây.

I. Ăn uống không kiêng cữ

Để quá trình liền vết thương diễn ra nhanh chóng và không để lại sẹo, bạn cần ăn uống khoa học và lưu ý kiêng cử một số đồ ăn thức uống nhất định như:

Hải sản: Đây là loại thực phẩm bạn cần hạn chế ăn trong 1 tháng đầu tiên vì có thể gây dị ứng, sưng tấy và ngứa ngáy.
Rau muống, thịt bò: Với tính tăng sinh da thịt làm đầy vết thương, rau muống và thịt bò có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.
Xôi, bắp và đậu phộng: Vì có tính nóng, thức ăn làm từ nếp và đậu phộng rất dễ gây mưng mủ cho vết thương, đồng thời làm chậm quá trình liền da, kéo dài thời gian lành thương.
Thịt gà: Đối với những cơ địa có tiền sử dị ứng với thịt gà thì bạn nên tránh ăn trong quá trình vết thương đang lành.
Bên cạnh đó, bạn nên thúc đẩy quá trình lành thương bằng cách bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A và C như cà rốt, đu đủ, cam, khoai lang,…, hay các thức ăn giàu protein tự nhiên giúp tăng cường sức khỏe như thịt heo, thịt dê, cá nước ngọt, sữa chua, đậu đen,… Đặc biệt, nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, sữa đậu nành, uống canh, nước súp xương hầm,… để cơ thể được thanh lọc và nhanh bình phục vết thương hơn.

II. Tập thể dục quá sức

Có khá nhiều lời khuyên cho rằng vận động sau khi phẫu thuật nâng mũi sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm sưng bầm và mau lành vết thương. Tuy nhiên, ở tháng đầu tiên, khi dáng mũi chưa vào form ổn định, bạn cần chọn lọc bài tập và cân chỉnh cường độ luyện tập cho phù hợp. Sau 1 tháng kể từ khi phẫu thuật, bạn có thể bơi lội, tập yoga như bình thường, chỉ cần tránh các động tác quá mạnh là được. Sau 2 đến 3 tháng, bạn có thể chơi các môn thể thao thoải mái hơn một chút, nhưng vẫn nên tránh bật nhảy nhiều và va đập mạnh.

III. Sử dụng rượu bia

Uống rượu bia sẽ làm cho mạch máu giãn nở ra, khi đó sức đề kháng của cơ thể giảm, hàng rào bảo vệ vi khuẩn dễ bị phá vỡ, gây ra tình trạng ứ dịch, sưng nề, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, với các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia, bạn nên kiêng ít nhất 3 tháng đầu tiên để tránh dị ứng hay nhiễm trùng vết thương, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng.

IV. Ngủ sai tư thế

Vài ngày đầu sau khi phẫu thuật, trường hợp mũi bị tụ dịch gây sưng hay lệch một bên đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một trong số đó chính là ngủ sai tư thế. Trong quá trình ngủ, có thể bạn đã nằm nghiêng một bên quá nhiều, hoặc vô tình để mũi va chạm mạnh với các vật dụng khác. Vì vậy để giảm tình trạng xoay chuyển tư thế tự do trong lúc ngủ, bạn nên kê gối 2 bên hoặc sử dụng gối chữ U để cố định phần đầu.

Thời gian sau đó, bạn đã có thể nằm ngủ thoải mái mà không lo bị ảnh hưởng đến dáng mũi, chỉ cần tránh nằm sấp gây va chạm mạnh đến mũi là được. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyên bạn nên nằm thẳng để thời gian ngủ dễ chịu hơn, tránh được cảm giác căng tức hay mệt mỏi.

V. Sử dụng các loại thuốc không phù hợp

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn vẫn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng như vitamin, hoạt huyết, giải độc gan,…, thuốc ngừa thai hay thuốc trắng da như bình thường.

Tuy nhiên, theo lời khuyên của bác sĩ, trong 1 tháng đầu, bạn không nên uống thuốc giảm cân. Bởi vì đa số các loại thuốc giảm cân làm cho nhịp tim đập nhanh từ 120 – 140 nhịp/ phút (người bình thường 60 – 80 nhịp/ phút), nhưng bản thân người uống sẽ không cảm nhận được. Khi đó, xuất hiện tình trạng tim bóp rỗng, không lưu thông máu lên vùng phẫu thuật mũi làm ảnh hưởng quá trình lành thương.

VI. Lưu ý khác trong sinh hoạt hằng ngày

Trong quá hình chăm sóc hậu phẫu, để bảo vệ vết thương và dáng mũi một cách tốt nhất, bạn nên cẩn trọng đối với một số hoạt động sinh hoạt hằng ngày như: 

Tắm rửa: Khi mũi chưa lành, bạn có thể lau nhẹ các vùng da gần đó bằng khăn sạch nhưng tuyệt đối không được để nước rơi vào vết thương.
Đi lại: Bạn nên tránh các lực tác động mạnh, đi lại cẩn thận để không ảnh hưởng đến hình dáng và cấu trúc của mũi.
Đeo kính: Trong 1 tháng đầu tiên, bạn nên sử dụng kính có gọng nhựa nhẹ hoặc tốt nhất là kính áp tròng thay vì các loại kính thông thường, để tránh tì mạnh vào sống mũi khi chưa được ổn định hoàn toàn. 
 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI