1. Xương mũi bè là như thế nào?
Về cơ bản, cấu trúc mũi của mỗi người được chia làm 3 phần:
+ Gốc mũi (phần ngay giữa hay góc mắt)
+ Thân mũi (sống mũi)
+ Đầu mũi
+ Cánh mũi
Người có phần xương mũi bè khi nhìn trực diện sẽ thấy phần xương to, bè sang 2 bên cánh mũi, kéo dài vị trí mũi và làm cho chiếc mũi thô xấu, mất cân đối với khuôn mặt. Phần xương mũi bè kéo theo phần cánh mũi bè trông rất mất thẩm mỹ cho gương mặt. Nguyên nhân là do xương mũi phần thân mũi có cấu trúc quá rộng.
Xương mũi bè làm gương mặt thô, không hài hòa
Một chiếc mũi đẹp tự nhiên là một chiếc mũi có độ cao vừa phải, chạy từ gốc đến đầu mũi và hình dáng cánh mũi phải gọn gàng thanh mảnh, lỗ mũi nhỏ hình hạt cha.
2. Nên thu gọn xương mũi bè bằng cách nào?
a) Kỹ thuật thu gọn xương mũi bè hiệu quả
Nâng mũi cấu trúc giúp thu gọn xương mũi bè, cánh mũi bè
Phẫu thuật cắt thu gọn xương mũi bè là một bước không thể thiếu khi nói đến nâng mũi cấu trúc. Hầu hết nâng mũi ở các cơ sở nhỏ, các bạn sẽ không được tư vấn thu gọn xương bè cụ thể là như thế nào. Bởi để thực hiện thu gọn xương mũi bè thì cần đến bác sĩ có chuyên môn cao, cẩn thận trong quá trình phẫu thuật.
Nhiều cơ sở, bác sĩ chỉ quan tâm rằng nếu mũi khách hàng to phần thân thì chọn sóng càng to và ngược lại. Đây chỉ là một cách để che đậy khiếm khuyết chứ không phải là phương pháp mang lại hiệu quả.
* Lưu ý phương pháp này không hoàn toàn là mài xương mũi bè. Thực tế, mài xương không giải quyết được tình trạng xương bè nên bác sĩ chỉ tiến hành mài xương 1 ít để sao cho hài hòa nhất.
Kỹ thuật thu gọn xương mũi bè thường khách hàng sẽ phải gây mê toàn thân. Qua đường phẫu thuật trong mũi bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để cắt và nén hai xương mũi bè thu nhỏ lại. Kỹ thuật này đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và có dụng cụ chỉnh hình xương đặc biệt.
b) Các bước thu gọn xương mũi bè
+ Bước 1: Khách hàng sẽ được thăm khám cụ thể tình trạng mũi từ đó xác định phương pháp phù hợp nhất với từng dáng mũi.
+ Bước 2: Bác sĩ tiến hành đo vẽ dáng mũi theo tỉ lệ cân đối với gương mặt của khách hàng, đánh dấu những vị trí cần nâng mũi hay chỉnh sửa.
+ Bước 4: Gây tê và thực hiện các thao tác lấy sụn (sụn vành tai hoặc sụn vách ngăn, sụn sườn tùy trường hợp).
+ Bước 5: Sử dụng phần sụn tự thân nhẹ nhàng bóc tách khoang mũi vào sóng mũi (với trường hợp mũi thấp) và dùng dụng cụ chuyên dụng cắt phần xương mũi bè. Cuối cùng, đóng kín vết mổ bằng khâu bằng chỉ khâu thẩm mỹ.