Phẫu thuật độn cằm là một phương pháp hiệu quả giúp định hình khuôn mặt. Bên cạnh những ưu điểm, phẫu thuật độn cằm còn có một số nhược điểm mà bạn cần hiểu rõ trước khi đưa ra quyết định.
Phẫu thuật độn cằm là một thủ thuật được sử dụng để định hình lại và nâng cao hình dạng cằm bằng cách cấy ghép và điều chỉnh xương mặt. Bạn sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình. Các bác sĩ phẫu thuật ban đầu sẽ thực hiện một vết cắt dưới cằm. Sau đó, họ sẽ chèn một silicone cứng để tạo hình cho khuôn mặt thông qua vết mổ.
Phẫu thuật độn cằm thường được thực hiện cùng với thủ thuật tạo hình mũi và hút mỡ mặt để giúp cân bằng khuôn mặt. Phẫu thuật cũng có thể sửa chữa bất kỳ dị tật, bẩm sinh hoặc khuyết tật gây ra bởi tai nạn, ở vùng da phẫu thuật.
Phẫu thuật độn cằm là một thủ tục xâm lấn nhiều, do đó bạn cần hiểu rõ những ưu và nhược điểm của thủ thuật này trước khi đưa ra quyết định.
Ưu điểm của phẫu thuật độn cằm
Những ưu điểm của phẫu thuật độn cằm gồm:
Làm cho khuôn mặt trông cân bằng và trẻ trung hơn bằng cách sửa chữa bất kỳ dị tật và bất thường về kích thước và hình dạng cằm. Phẫu thuật sẽ giúp khuôn mặt bạn trông đối xứng hơn.
Cải thiện ngoại hình và giúp bạn tự tin hơn. Với khuôn mặt cân bằng hơn, bạn có thể sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn với bản thân và có thể tự tin khi gặp mọi người.
Phẫu thuật độn cằm có thể tùy chỉnh: nghĩa là nó có thể tạo ra nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thảo luận để tìm loại cấy ghép phù hợp nhất với bạn. Mặc dù hầu hết các cằm cấy ghép là từ silicone, nhưng vẫn có nhiều vật liệu thay thế khác nếu bạn không muốn dùng silicone.
Bạn có thể muốn đảo ngược phẫu thuật nếu không hài lòng với kết quả.
Độn cằm là một phẫu thuật khá dễ dàng, có thể được thực hiện tại các cơ sở ngoại trú. Nó thường mất khoảng 2 giờ để hoàn thành. Bạn có thể tháo chỉ và băng gạc trong vòng một tuần sau phẫu thuật.
Nếu bạn có hình dáng mũi không đẹp, kết quả phẫu thuật sẽ làm mọi người không chú ý nhiều đến mũi do sự nổi bật của cằm.
Phẫu thuật hầu như không để lại sẹo vì vết cắt có thể được ẩn bên trong miệng.
Nhược điểm của phẫu thuật độn cằm
Các tác dụng phụ: bạn sẽ bị tê ở cằm, thâm tím hoặc sưng ở vùng điều trị trong một vài tuần sau khi làm thủ thuật. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời và sẽ biến mất sau một vài ngày.
Những rủi ro và biến chứng: độn cằm có thể làm hư răng liền kề trong quá trình phẫu thuật. Đôi khi, bạn có thể bị nhiễm trùng từ bên trong miệng. Trong một số trường hợp hiếm, dụng cụ cấy ghép có thể lệch khỏi vị trí ban đầu.
Thời gian phục hồi lâu: sau phẫu thuật, bạn phải ở lại bệnh viện ít nhất 1 đêm. Bạn sẽ cần nghỉ khoảng 1 tuần trước khi đi làm và hoạt động bình thường. Đối với các vận động nặng, bạn cần thời gian phục hồi lâu hơn. Tổng thời gian phục hồi thường kéo dài khoảng 6 tuần, thậm chí vài tháng.
Đôi khi kết quả phẫu thuật không mong đợi.
Cơ thể có thể từ chối cấy ghép bởi vì dụng cụ ghép thường làm bằng silicon cứng, cứng hơn xương.
Không phải ai cũng làm phẫu thuật độn cằm. Giống như các ca phẫu thuật khác, độn cằm chỉ được khuyến cáo cho những người có sức khỏe tốt.
Chi phí: tương tự các loại phẫu thuật thẩm mỹ khác, phẫu thuật độn cằm không được bảo hiểm chi trả. Bạn sẽ cần phải trả một khoản tiền lớn, do đó có thể phải đối mặt với rủi ro tài chính.
Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn trung tâm thẩm mỹ và bác sĩ có uy tín, giàu kinh nghiệm. Họ giúp bạn cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm của phẫu thuật trong trường hợp cụ thể của bạn.
Bài viết trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.