Thấy mẹ lạnh nhạt, bố lén đặt camera thì bật khóc nhìn mẹ chăm con, đến bị thương còn chẳng màng

Thấy mẹ lạnh nhạt, bố lén đặt camera thì bật khóc nhìn mẹ chăm con, đến bị thương còn chẳng màng

Kể từ sau khi vợ sinh con, anh Tiểu Lý thấy tính khí vợ mình ngày càng thay đổi, tỏ ra lạnh nhạt với anh. Nghi ngờ vợ nên anh đã lén cài camrea tại nhà.

Câu chuyện em đọc được trên trang k.sina giống với rất nhiều hoàn cảnh người mẹ sau sinh hiện nay. Họ quần quật cả ngày ở nhà chăm con nhưng vẫn bị mang tiếng ăn bám. Người chồng thì luôn nghĩ rằng người vợ không phải làm việc còn mình thì phải vất vả bên ngoài, chịu gánh nặng kinh tế gia đình.

Cuộc sống hôn nhân sẽ hạnh phúc và bền chặt hơn nếu sau khi có con, cả vợ và chồng cùng nhau chia sẻ và có trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình. Dù bận bịu công việc bên ngoài thế nào, người chồng cũng nên phụ vợ chăm con, làm việc nhà.

Được biết, anh Lý và vợ đã kết hôn được 2 năm. Sau khi vợ sinh con, anh thường có những chuyến đi công tác xa.

Tiểu Lý cho rằng đi làm ở bên ngoài khó hơn là vợ ở nhà chăm con. Anh cảm thấy rất áp lực vì gánh nặng kinh tế gia đình đổ lên vai. Trong khi, vợ anh có thể chơi với con ở nhà. Do đó, mỗi lần trở về nhà, anh Lý không bao giờ giúp vợ chăm con, anh cũng không ghi nhận sự đóng góp của vợ ở nhà.

Một hôm, Tiểu Lý đi công tác về, anh yêu cầu vợ cho mình một bát cơm nhưng vợ anh không làm theo, thế là 2 vợ chồng đã cãi nhau.

Tiểu Lý cảm thấy khó hiểu. Anh nghĩ vợ anh chỉ chăm có 1 đứa con ở nhà, vì sao tính khí lại thay đổi khác trước quá nhiều. Vào một buổi tối, vợ anh cũng đề nghị ngủ riêng vì đứa trẻ quấy khóc, rất ồn ào.

Tiểu Lý không tin như vậy. Anh nghĩ rằng vợ anh lạnh nhạt với mình, vì vậy anh đã lén đặt camera ở góc nhà. Cuối cùng, chân tướng mọi việc cũng rõ. Qua những hình ảnh anh xem được qua camera, anh Lý biết mình đã nghĩ sai về vợ và càng thấy thương vợ hơn.

Vào một hôm, anh mở tính năng camera trên điện thoại di động và thấy rằng đã hơn 1 giờ chiều nhưng vợ anh vẫn chưa ăn trưa. Thật khó khăn khi mà vợ vừa phải trông con vừa phải nấu ăn. Vợ anh đã đặt con ngồi trên ghế sofa, sau đó quay vào bếp để nấu ăn. Thỉnh thoảng, vợ anh cũng đi xem đứa trẻ đang làm gì.

Đứa trẻ chẳng biết khi nào đã leo từ ghế lên bàn ngồi, cậu bé ngồi sát mép bàn và gần như sắp ngã. Lúc đó, người mẹ chạy hết tốc lực đến chỗ con.Tuy nhiên, không may là người mẹ đã té ngã vì sàn nhà quá trơn.

Cú ngã khiến đầu gối người mẹ đập mạnh xuống sàn, tứa nhiều máu. Nhưng lúc này chị chẳng màng đến nỗi đau của mình vì điều mà chị quan tâm hơn hết là sự an toàn của con. Chị đã bình tĩnh chạy đến và ôm lấy đứa trẻ.

Hình ảnh người vợ chạy đến ôm rồi nhấc con lên trong khi bản thân bị thương đến chảy máu cũng chẳng màng khiến anh Lý rơi nước mắt. Vậy mà anh luôn nghĩ rằng vợ đã không quan tâm mình, anh cảm thấy mình là một người chồng rất tệ.

Cuối cùng, anh Lý cũng nhận ra được những khó khăn của vợ mình. Anh cũng hiểu ra việc chăm con toàn thời gian là vất vả thế nào. Như vợ anh, ăn uống chẳng thế đúng giờ đủ bữa, mối bận tâm bao giờ cũng là con.

Phòng tránh tai nạn cho trẻ

Khi được 6 tháng tuổi, đứa trẻ có thể leo trèo, di chuyển và gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Nhiều khi đang ngủ ngon lành trên giường rồi bất ngờ lăn xuống sàn. Trẻ trong độ tuổi này còn quá nhỏ, cơ thể chưa phát triển tốt, nếu rơi từ độ cao có thể gây tổn thương đầu và loạt các tổn thương khác gây nguy hiểm cho trẻ.

Chúng ta thì lại không thể mang con bên người mọi lúc, mọi nơi. Do đó, cha mẹ phải chú ý 2 điều quan trọng dưới đây để phòng tránh tai nạn cho trẻ.

1. Đừng rời mắt khỏi trẻ

Hầu hết tai nạn của trẻ nhỏ đều đến từ sự bất cẩn của cha mẹ. Cha mẹ nghĩ rằng mình chỉ rời mắt trẻ một chút sẽ không sao nhưng hậu quả thì rất khôn lường. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, trẻ có thể gặp tai nạn. Tại thời điểm đó, đứa trẻ hoàn toàn không có khái niệm về cái gì là nguy hiểm cho mình.

Nguyên tắc trông trẻ là trong bất kể tình huống nào, cha mẹ cũng không nên lơ là, rời mắt trẻ. Dù cha mẹ có bận rộn thế nào cũng nên nhớ mối bận tâm đầu tiên phải là đứa trẻ.

2. Để những vật nguy hiểm tránh xa trẻ

Tất cả những vật dụng, hóa chất, những thứ được xem là mối nguy của trẻ thì phải đặt tránh xa tầm với, tầm nhìn của trẻ. Tuyệt đối phải đặt những nơi mà đứa trẻ không thể chạm vào vì trẻ con vốn hiếu động, thích nắm nay buông kia nhưng chưa thể nhận thức được cái nào là nguy hiểm cho mình. Chính vì vậy mà trẻ óc thể tự làm tổn thương mình, thậm chí là hậu quả cóthể không tưởng tượng được.

Chăm sóc một đứa trẻ không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Đừng bao giờ để người mẹ phải cô đơn trong cuộc chiến chăm con. Bất kể là thành viên nào trong gia đình cũng nên chia sẻ về mặt cảm xúc, hỗ trợ người mẹ trong hành trình chăm con để họ không rơi vào trầm cảm sau sinh, không xảy ra mâu thuẫn gia đình.


ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI