BẤM MÍ HỎNG SỬA LẠI BẰNG CÁCH NÀO?

BẤM MÍ HỎNG SỬA LẠI BẰNG CÁCH NÀO?

Bấm mí mắt là phương pháp tạo mắt hai mí đơn giản, nhanh chóng, giúp mắt to tròn, sinh động hơn. Và đặc biệt, phương pháp làm không đau, không cần nghĩ dưỡng, bạn có thể về nhà ngay sau khi làm.


Khi bấm mí bị hỏng thì phải làm thế nào?


Phương pháp này tuy khá đơn giản nhưng nhiều khách hàng lựa chọn bấm mí tại những cơ sở không uy tiến, tay nghề bác sĩ không cao, không được tư vấn chi tiết về cách chăm sóc sau khi bấm… dẫn đến những trường hợp đáng tiếc: nếp mí nhấn hai bên không đều, nút thắt chỉ bị bung, mí mắt sưng, để lại sẹo…


Những biểu hiện của bấm mí hỏng?


– Hai mí bấm không đều: nếp mí một bên to – bên nhỏ, một bên có mí – một bên bị sụp mí. Trong những trường hợp này do tay nghề Bác sĩ chưa cao, thao tác chưa khéo dẫn đến xâm lấn không đều, bên cạnh đó ngay từ khâu đo vẽ chưa chính xác.


– Bấm mí bị trợn: Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do Bác sĩ không xác định đúng vị trí nếp mí mới, trong thao tác bấm mí đã can thiệp quá sâu vào sụn mi khiến mắt bị trợn.


– Bấm mí bị bung chỉ: Những phương pháp bấm mí cũ, bác sĩ thường sử dụng sợi chỉ thẩm mỹ đơn để tạo liên kết giữa da mí mắt và cơ nâng mi (bộ phận nằm ngay dưới da mí mắt). Do vậy đường nhấn mí thường lỏng lẻo và dễ bị bung ra.


– Mí mắt bị nổi cục: Sau khi bấm mí khách hàng có biểu hiện sưng đỏ, phần chỉ bấm mí bị lộ ra ngoài khiến da nhiễm khuẩn, hình thành u hạt sau khi nhấn mí. Trường hợp này nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể “ăn mòn” hết mí, dẫn tới hoại tử.


– Bấm mí bị bưng mủ: Sau khi bấm mí mắt sẽ có hiện tượng sưng, bầm tím nhẹ nhưng sẽ giảm dần từ 3 tới 7 ngày. Tuy nhiên nếu 1 tuần sau mắt vẫn còn sưng nề, tấy đỏ thậm chí đi kèm hiện tượng mưng mủ, chảy dịch thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng sau bấm mí.


Bấm mí hỏng sửa lại bằng cách nào?


Không giống như các phương pháp thẩm mỹ mắt khác, bấm mí là phương pháp phẫu thuật không rach mổ, không xâm lấn nên cách khắc phục sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Sau khi thăm khám, xác định tình trạng mí đang gặp phải, Bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ hết chỉ bấm mí cũ ra khỏi nếp mí ở trường hợp hai mí không đều, mí bị trợn.


Tuy nhiên thời gian tháo chỉ nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Nếu bạn để quá lâu, đến khi nếp mí đã ổn định thì mắt bạn sẽ không còn khả năng trở về tình trạng như ban đầu nữa. Bạn cũng có thể thực hiện bấm mí lần hai, tuy nhiên hãy để nếp mí lành hẳn sau khi tháo chỉ rồi hãy tiến hành ca bấm mí mới, tránh gây tổn thương cho mắt.


Với những trường hợp bị sưng, bưng mủ, Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh vết mổ, có thể tháo chỉ trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI