Nhiều chị em sau phẫu thuật, gặp một số triệu chứng như nâng mũi xong bị ngứa, nâng mũi xong bị đau đầu, nâng mũi 7 ngày vẫn còn sưng… khiến tâm lý hoang mang và cuống cuồng lên các Group cộng đồng nhờ tư vấn. Vậy các triệu chứng thường gặp sau nâng mũi là gì, nguyên nhân và các giải quyết như thế nào?
Nâng mũi xong bị ngứa
Mới phẫu thuật xong, có đến 95% khách hàng bị kích ứng gây sưng đau và ngứa vùng mũi. Vì trong quá trình phẫu thuật sẽ gây nên những tổn thương nhất định. Lúc này các mô tế bào cần thời gian tiếp nhận vật liệu mới vào cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng tự nhiên. Nó giống với việc bạn bị ngã trầy xước ở chân, lúc thay da non ở vị trí bị tổn thương, sẽ có cảm ngứa ngáy khó chịu. Đây là phản ứng sinh hóa bình thường của cơ thể nên bạn không cần lo lắng quá.
Nâng mũi xong bị ngứa - Nguyên nhân và giải pháp
Nguyên nhân nâng mũi xong bị ngứa là gì? Theo các chuyên gia, có 5 lý do khiến bạn bị ngứa sau phẫu thuật:
Thứ nhất, ngứa do vết thương sắp lành (như đã phân tích ở trên).
Thứ 2, nâng mũi xong bị ngứa có thể do tác động từ môi trường (ánh nắng, bụi bẩn). Việc hạn chế tiếp xúc môi trường bụi bẩn khi vết thương chưa lành hẳn là điều hết sức cần thiết.
Thứ 3, bị ngứa sau nâng mũi có thể do thực phẩm. Ví dụ như hải sản, thịt gà, các chất kích thích… gây dị ứng da. Vì vậy, bạn cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học để không bị ngứa hay sẹo, thâm.
Thứ 4, nâng mũi xong bị ngứa có thể do dị ứng vật liệu. Nếu như biểu hiện nâng mũi xong bị ngứa với mức độ bình thường thì bạn hoàn toàn yên tâm, còn vượt mức bình thường như ngứa kèm đau rát, nhức nhối (không chịu được) thì bạn có thể liên hệ tới bác sĩ nơi đã phẫu thuật để được tư vấn thêm.
Thứ 5, nâng mũi bị ngứa là do quy trình phẫu thuật không an toàn. Ngứa là biểu hiện phổ biến nhưng ngứa kèm chảy dịch, viêm nhiễm thì có thể đó là biểu hiện của biến chứng nặng. Trong trường hợp này bạn nên gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị cụ thể.
Nâng mũi xong bị đau đầu
Theo các chuyên gia, nâng mũi xong bị đau đầu là một dấu hiệu thường gặp ở nhiều người. Lý do là trên cơ mặt của chúng ta có rất nhiều dây thần kinh, khi nâng mũi vùng mũi bị tổn thương sẽ sưng tím, thậm chí lan sang vùng mắt và góc trán. Bạn sẽ cảm thấy hơi rưng rức, tê nhức trong mũi. Theo các dây thần kinh, cảm giác này sẽ lan đến đỉnh đầu, hai bên thái dương, khiến bạn nâng mũi xong có cảm giác bị đau đầu. Mặt khác, trong quá trình phẫu thuật, ít nhiều bạn sẽ bị mất đi một lượng máu, việc lưu thông máu chưa ổn định, gây cảm giác đau đầu sau nâng mũi.
Nâng mũi xong bị đau đầu chỉ là triệu chứng hết sức bình thường
Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì cảm giác này chỉ kéo dài trong một vài ngày đầu. Lời khuyên dành cho bạn là tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, vết thương nhanh hồi phục.
Ứ dịch sau nâng mũi
Mặc dù nâng mũi là một ca tiểu phẫu nhưng nó cũng tạo nên những vết thương nhỏ, khiến vùng da mũi bị tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê, thuốc kháng sinh trong quá trình nâng mũi. Chúng sẽ ngấm vào các mô cơ. Theo phản ứng tự nhiên của cơ thể với tác động này là tình trạng sưng nề, chảy nước mô (màu vàng) gọi là dịch mũi. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và bạn không cần quá lo lắng.
Thông thường, quá trình đóng kín vết thương ở mũi cần từ 7 - 14 ngày. Hút dịch sau nâng mũi giúp thuyên giảm tình trạng sưng nề rõ rệt. Tuy nhiên, nếu để bị ứ dịch sau nâng mũi quá nhiều mà không được hút ra kịp thời sẽ tạo điều kiện hình thành các ổ dịch gây viêm nhiễm.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong tuần đầu tiên, bạn nên đi hút dịch thường xuyên để đảm bảo mũi không bị tụ dịch. Tùy vào lượng dịch nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ có những chỉ định nhất định.
Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng
Có người chỉ 2 - 3 ngày đã hết sưng, có người nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng. Các bác sĩ cho biết, việc thuyên giảm sưng nề phụ thuộc vào cơ địa từng người. Theo đó, những người có sức khỏe tốt, cơ địa lành, chăm sóc hậu phẫu tốt thì vết thương nhanh lành hơn, vết sưng bầm cũng nhanh chóng tan dần. Ngược lại, có những người cơ địa dữ, việc kiêng cữ không tốt hay không may va đập, ứ dịch, dịch có mùi hôi… ảnh hưởng tới vết thương nên quá trình lành thương chậm hơn.
Tùy vào cơ địa mà có người nâng mũi 7 ngày vẫn còn sưng
Thậm chí, có những người sau 10 - 14 ngày, vết thương đã lành hẳn, có thể cắt chỉ nhưng sưng và bầm vẫn còn một ít. Trong trường hợp này bạn yên tâm theo dõi và quan sát thêm, vì các mô tế bào bên trong cần thời gian để ổn định, cơ thể thích nghi dần với chất liệu sụn. Các vết sưng sẽ chuyển từ màu tím đậm, sang vàng nhạt và tan dần, trở về trạng thái bình thường.
Nâng mũi 2 tháng vẫn sưng
Nâng mũi 7 ngày mà vẫn còn sưng không đáng lo ngại nhưng nâng mũi 2 tháng vẫn sưng là cả một vấn đề bạn nên quan tâm. Thông thường sau 1 tháng, mặc dù dáng mũi chưa vào form chuẩn như mong đợi nhưng vết thương đã lành hẳn. Lúc này các hiện tượng như ngứa mũi, sưng nề, đau nhức không còn nữa. Nếu nâng mũi 2 tháng vẫn sưng kèm tụ dịch hoặc căng tức, bóng đỏ đầu mũi thì có thể mũi của bạn đã bị nhiễm trùng hoặc dị ứng vật liệu. Bạn nên tái khám tại cơ sở thẩm mỹ để được bác sĩ kiểm tra nguyên nhân cũng như cách giải quyết phù hợp.
Nâng mũi đầu mũi bị đỏ
Nguyên nhân gây nên tình trạng bóng đỏ đầu mũi là gì?
Nâng mũi xong bị đỏ, nâng mũi bọc sụn vẫn bị đỏ đầu mũi... là triệu chứng khiến nhiều chị em khá hoang mang. Phân tích những nguyên nhân gây nên mũi bị đỏ, các chuyên gia bác sĩ cho rằng:
- Nâng mũi đầu mũi bị đỏ là do chất liệu độn quán cứng hoặc quá dày gây nên tình trạng lộ sóng, bóng đỏ
- Hoặc chất liệu độn không đảm bảo chất lượng, gây nên tình trạng dị ứng vật liệu
- Nâng mũi xong bị đỏ có thể do tay nghề bác sĩ còn non, nâng mũi quá cao gây lực tì đè nặng dẫn tới căng da, bóng đỏ
- Da mũi quá mỏng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đầu mũi bị đỏ sau nâng mũi
- Hoặc do chế độ chăm sóc hậu phẫu chưa tốt, thường xuyên tạo lực ma sát, tác động vào đầu mũi.
Khi nhận thấy đầu mũi ngày càng bị đỏ, bạn nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn. Trong trường hợp nâng mũi quá cao mà da mũi quá mỏng, hay dị ứng vật liệu, buộc phải tháo sụn và sửa mũi.
Nâng mũi xong cười bị đơ
Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm không được cười sau nâng mũi vì có thể làm hỏng dáng mũi. Theo lý thuyết, sau phẫu thuật nâng mũi bạn có thể cười nói bình thường. Nhưng để quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn, bạn nên hạn chế cười, đặc biệt cười to. Vì khi cơ miệng cười sẽ tạo ra nhiều tác động tới một số mô cơ khác tại các vùng lân cận trên khuôn mặt như má, mũi, cằm. Hơn nữa, một số trường hợp sau khi nâng mũi cười nhiều, cười thường xuyên khiến cánh mũi bị kéo rộng, đầu mũi thấp xuống về phía trước, dáng mũi bị biến dạng nghiêm trọng: cong, lệch, vẹo sống mũi.
Tuy nhiên, nói nâng mũi xong cười bị đơ là quan điểm hoàn toàn sai. Bạn nên cười nhẹ, cười mỉm trong thời gian kiêng cữ, còn sau khi dáng mũi vào form ổn định, có thể cười tự nhiên, cười hết cỡ mà không phải lo sợ gì cả.
Trên đây là những triệu chứng thường gặp sau khi nâng mũi. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích trong quá trình chăm sóc hậu phẫu của bạn. Nếu gặp những triệu chứng nào khác mà chưa rõ nguyên nhân và cách giải quyết, đừng ngại đặt câu hỏi để được các chuyên gia.