CẮT MÍ MẮT CÓ ĐƯỢC ĂN KHOAI LANG KHÔNG?

CẮT MÍ MẮT CÓ ĐƯỢC ĂN KHOAI LANG KHÔNG?

Thực đơn ăn uống là “chìa khóa” hồi phục sau phẫu. Vậy nên, cắt mí mắt có được ăn khoai lang không là một trong số câu hỏi lớn từ nhóm những người đam mê loại thực phẩm dân gian này. Vivian sẽ đưa bạn đến với câu trả lời ngay sau đây.

1.Cắt mí mắt có được ăn khoai lang không?

Trước tiên, bạn cần nắm rõ được một vài nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng chế độ ăn uống sau khi cắt mí. Cụ thể:

- Bổ sung nhiều vi lượng, trong đó có vitamin A và C.

- Ăn các loại thực phẩm chứa đạm chất lượng cao.

Theo USDA (Bộ Nông nghiệp USA), khoai lang được chứng minh là thực phẩm thân thiện cho sức khỏe với nguồn dưỡng chất dồi dào.

Đông Y cổ truyền từ lâu cũng đã khẳng định đây là một loại củ lành tính, hữu ích như đan dược quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Chính vì thế, việc ăn khoai lang hoàn toàn không gây ảnh hưởng tới mí mắt mới cắt xong, thậm chí còn thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh chóng.

Bởi đây là một nguồn cung cấp vitamin (A, C, D, K) và khoáng chất tuyệt vời để tái tạo mô mềm. Điều này đáp ứng được một trong những nguyên tắc quan trọng khi lên thực đơn cho giai đoạn hậu cắt mí.

Không những vậy, nghiên cứu mới nhất còn chỉ ra: 100gr khoai lang có thể cung cấp nhiều hơn gấp 3 lần lượng beta-carotene (tiền tố vitamin A) mà một người cần mỗi ngày.

Do đó, sự hiện diện của hoạt chất này cùng với anthocyanins sẽ giúp cho cơ thể kháng viêm cực tốt, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương hở.

Thêm một điểm cộng vào trong những công dụng thần kỳ của khoai lang đó là làm “khơi dậy” sự sản sinh collagen dưới da. Nhờ thế, giúp cho vùng mí mắt sau khi liền lại sẽ được mịn màng tự nhiên như chưa hề bị tác động.

Tuy nhiên, những tác dụng tích cực ấy chỉ được đảm bảo khi bạn chế biến đúng cách và nạp vào cơ thể với một lượng vừa đủ.

2.Ăn khoai lang thế nào để vết thương cắt mí mắt nhanh lành?

1. Khoai lang hấp

Một trong những cách làm chín khoai rất đơn giản là hấp cách thuỷ. Điều này vừa giúp giữ được độ ngọt vốn có, vừa khiến cho phần thịt bở và cô đặc lại các dưỡng chất tự nhiên.

ăn khoai lang hấp

Cách thực hiện đơn giản:

Chuẩn bị 2-3 củ khoai (300 – 450gr) và rửa sạch.

Đặt lần lượt các củ to đến củ nhỏ vào vỉ hấp.

Đặt trong nồi nước, đun trên bếp gas vừa lửa hoặc bếp điện 1000 độ C.

Sau khoảng 10-15 phút, dùng đũa ấn vào phần thân để thử độ chín.

Khi đã mềm và bở, bạn có thể tắt bếp, để nguội và ăn trong ngày.

2. Khoai lang luộc

Nếu bạn không muốn ăn khoai quá khô thì luộc chín là một phương án thay thế hữu hiệu. Cách chế biến này vừa có thể đảm bảo cung cấp đủ vi chất cần thiết, vừa không làm mất đi hàm lượng nước trong củ khoai.

Do vậy, nhiều chị em vẫn luôn ưa chuộng kiểu này hơn bởi khoai lang khi chín sẽ mềm và ngọt nước, hợp với khẩu vị.

luộc khoai lang

Các bước luộc đúng chuẩn:

Chọn mua củ có vỏ còn bám đất/pha cát vì thường có vị ngon hơn.

Rửa khoai bằng nước muối loãng 

Bỏ khoai vào nồi, đổ nước sao cho phủ kín củ khoai và không quá đầy.

Bật nhỏ lửa trong 15- 20” rồi lấy đũa test thử độ bở.

Nếu chưa chín kỹ, bạn có thể đun thêm 3- 5” và thưởng thức thành quả.

Lưu ý: Bạn chỉ nên ăn khoai luộc trong vòng không quá 2 ngày để đảm bảo giữ được nguyên vẹn dưỡng chất thiết yếu.

3. Độn khoai lang với cơm

Đây được coi là món ăn quen thuộc từ thuở thơ ấu. Vì thế, bạn có thể “đổi gió” để tìm lại hương vị xưa với bát cơm trộn khoai lang thơm ngon.

Dùng bữa với combo tuyệt hảo này từ 2-3 lần/tuần chính là bí kíp để nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh và rút ngắn thời gian kiêng khem sau cắt mí. 

khoai lang độn cơm

Thực hiện theo cách sau:

Sơ chế 350gr củ lang bằng cách rửa, cạo bỏ vỏ, cắt khúc vừa miệng.

Vo gạo như bình thường và bỏ thêm khoai vào cùng lúc.

Đong thêm khoảng 250ml và đặt vào nồi điện.

Bật nút Cook và đợi cho đến khi cơm và khoai chín.

Tips nhỏ là bạn có thể thêm vào ít hạt sen trước khi cắm điện để tăng thêm độ thơm bùi. Đồng thời, pha thêm một chút nước chấm ưa thích sẽ càng làm bữa cơm hấp dẫn hơn.

3.Lưu ý khi ăn khoai lang để tránh ảnh hưởng tới vết thương 

Bên cạnh việc ghi nhớ cẩm nang chế biến khoai đúng đắn, bạn cũng cần chú ý vài điều quan trọng để không gây tác dụng ngược. Đó cũng là cách để trau dồi thêm kinh nghiệm “lên món” trong quá trình hồi phục.

1. Không nên ăn khoai lang chiên, nướng

Theo nguyên tắc, các loại vitamin đặc biệt là A và C sẽ bị phá huỷ tại nhiệt độ cao. Vì thế, khi chiên hoặc nướng khoai sẽ vô tình khiến cho các dưỡng chất trong đó mất đi.

Đặc biệt, trong điều kiện vượt quá 180 độ còn có thể sinh ra phản ứng tạo thành chất độc làm tổn hại hệ tiêu hóa. Khi cơ thể không được hoạt động trong trạng thái tốt nhất, khả năng hồi phục của mí mắt cũng bị ảnh hưởng.

Không những thế, đồ ăn chiên nướng còn dễ gây nóng trong. Điều này không tốt cho vết thương hở vì khả năng cao sẽ xuất hiện kích ứng, mưng mủ…

Đó là lý do mà trong nguyên tắc ăn uống sau cắt mí, bạn bắt buộc phải tạm xa những đồ ăn nhiều dầu mỡ hoặc được làm chín bởi nhiệt cao.

2.Chú ý các thực phẩm kỵ với khoai lang

Bất kỳ loại thức ăn hay nước uống nào cũng có những “kẻ thù” nhất định. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo bạn phải biết xây dựng thực đơn khoa học, an toàn.

Khi bổ sung củ lang vào trong bữa ăn hằng ngày, hãy né tránh một số loại thực phẩm “tối kỵ” đó là:

Trứng, thịt gà: Tạo ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây đầy hơi.

Cua, ghẹ: xuất hiện tình trạng đau bụng, mất nước và tiêu chảy cấp.

Bí đỏ: dễ bị chướng bụng, ợ chua và khó tiêu trong nhiều giờ đồng hồ.

Quả hồng: Ảnh hưởng đến dạ dày, gây xuất huyết hoặc viêm loét (chỉ nên ăn cách tối thiểu 5h).

Qua bài viết này, bạn có thể yên tâm tĩnh dưỡng thay vì lo lắng cắt mí mắt có được ăn khoai lang không. Việc quan trọng cần làm đó là chú ý tự chăm sóc đúng cách, ăn uống có chừng mực để sẵn sàng đợi ngày chào đón kết quả cắt mí như ước nguyện.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI