Đây là một trong những chất liệu có thể cải thiện chiếc mũi kém duyên, tạo vẻ cân đối, hài hòa cho khuôn mặt.
Silicon là gì?
Silicon được biến đổi ra thành các dạng lỏng, dạng gel, dẻo và rắn. Chất liệu này có nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống. Có 2 dạng silicon chủ yếu được dùng trong thẩm mỹ mũi là là dạng lỏng và dẻo.
Phân biệt silicon lỏng và dẻo
Có thể cải thiện khuyết điểm can thiệp nâng mũi với một số chất liệu hỗ trợ cấu tạo từ silicon.
Silicon lỏng: silicon MDX 4401 có độ nhớt cao, ít bị hấp thu... một số nơi dùng silicon này để nâng mũi. Thành phần này giúp làm đầy các khuyết lõm tại nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc làm tăng khối lượng theo ý muốn.
"Tuy nhiên, silicon lỏng không được khuyến cáo sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi bởi có thể gây biến chứng về sau. Lý do là loại silicon này không thể tan khi được tiêm vào cơ thể. Sau một thời gian, chúng bị đóng cục trong mũi, gây nên nhiễm trùng, hoại tử mũi...", bác sĩ Tú Dung nói thêm
Silicon dẻo: là loại được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi. Nhờ đặc tính mềm dẻo, dai chắc, dễ thao tác, cắt gọn..., silicon dẻo được sử dụng phổ biến trong ngành thẩm mỹ.
Nâng mũi silicon dẻo tạo sống mũi với dáng dấp khá tự nhiên. Nhưng theo thời gian, sống mũi silicon sẽ có nguy cơ thay đổi. Trong một số trường hợp, nâng mũi nếu sử dụng thanh silicon cứng không đảm bảo chất lượng có thể đè nén lên phần da đầu mũi, gây hiện tượng bóng đỏ và lộ sóng.
Có nên nâng mũi bằng silicon không?
Sụn nhân tạo silicon có nhiều size phù hợp với từng dáng mũi, nâng cao theo sở thích và cơ địa từng người. Chuyên gia nhấn mạnh: "Nếu bạn mong muốn có chiếc mũi với độ cao vừa phải, có thể sử dụng silicon dẻo, điều kiện cần là da mũi phải dày. Nếu muốn chiếc mũi cao hơn hẳn so với trước, trong khi da mũi không rộng, mũi quá ngắn thì không nên dùng silicon dẻo. Vì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng cao".
Trường hợp da mũi mỏng, ngắn cần áp dụng phương pháp nâng mũi silicon kết hợp sụn tự thân. Giải pháp này đang được ưa chuộng hiện nay. Sụn tự thân kết hợp trong nâng mũi là sụn vách ngăn mũi, sụn tai hoặc sụn sườn. Từ đó giúp bảo bọc đầu mũi, góp phần hỗ trợ tác động toàn diện thay đổi hình dáng và cấu trúc mũi.