Cơ thể có bao nhiêu loại mỡ ? Và Mỡ nào có lợi, mỡ nào có hại ?

Cơ thể có bao nhiêu loại mỡ ? Và Mỡ nào có lợi, mỡ nào có hại ?

Mỡ thừa chính là thủ phạm số một gây thừa cân, béo phì, làm phái đẹp mất đi sự tự tin. Tuy nhiên mỡ cũng có nhiều loại mỡ, và mỗi loại mỡ lại có những đặc tính nhất định, không hoàn toàn giống nhau. Muốn giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả, trước tiên, bạn cần phải biết phân biệt các loại mỡ trong cơ thể của mình đã nhé. Hãy cùng Vivian tìm hiểu cơ thể có bao nhiêu loại mỡ và cách loại bỏ chúng thật hiệu quả nào!

Mỡ mềm (Fluffy fat)

Đây là loại mỡ thường gặp và chiếm tỉ trọng nhiều nhất trong cơ thể.

Mỡ mềm hình thành tại nhiều khu vực, như quanh bụng, đùi, cánh tay và ở mông. Như tên gọi của mình, loại mỡ này khi sờ vào có cảm giác mềm, chảy nhão và lỏng lẻo cho cơ thể. Nguyên nhân tích trữ mỡ mềm là do các hormone nội tiết của cơ thể, ngồi nhiều, không vận động hoặc ăn nhiều loại thức ăn chứa đường.

Vì chiếm thể tích khá lớn, nên ta không thể dựa vào số cân nặng để đong đếm được lượng mỡ mất đi. Đây cũng là lý do tại sao bạn tập luyện thể dục hàng ngày cũng không khiến cơ thể săn chắc lên được.

Dù phổ biến nhưng may thay mỡ mềm là loại mỡ dễ xử  lý nhất, chỉ cần kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý thì sẽ thành công:

- Loại bỏ các món ăn nhiều đường khỏi thực đơn hàng ngày (Vd: bánh ngọt, nước có ga, nước trái cây đóng hộp...)

- Kết hợp tập luyện các môn thể thao hoặc những bài tập Hiit giảm mỡ toàn thân (bài tập cường độ cao ngắt quãng), cho cơ thể săn chắc.

Mỡ dạng sợi (Fibrous fat)

Mỡ dạng sợi là loại mỡ khó nhằn hơn mỡ mềm, chúng nằm dưới da có tính chất cứng, dai và rất dễ bị nhầm đó là cơ, thường ở dạng cuộn nằm tách rời nhau.

Mỡ dạng sợi xuất hiện nhiều ở hai bên hông, vùng dưới nách, nên khi mặc bra bạn có thể dễ dàng bắt gặp mỡ dạng sợi.

Đây là loại mỡ hình thành do các áp lực từ bên ngoài. Ví dụ như thường xuyên mặc những bộ quần áo bó sát thì các vùng da bị ngấn/ hằn sẽ bị chai sần thành dạng sợi, sau đó sẽ bắt đầu tích tụ mỡ.

Ngoài ra, thường xuyên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và ít vận động cũng là nguyên nhân khiến mỡ dạng sợi hình thành.

Cũng gần như các loại mỡ khác, các phương pháp giảm cân thông thường như tập luyện/vận động và chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ có hiệu quả , tuy nhiên nếu muốn kết quả tối ưu nhất hãy từ bỏ thói quen mặc đồ chật, đặc biệt là áo ngực.

Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và ưu tiên những bài tập làm chắc cơ như gập bụng, squat, plank...

Mỡ cứng (Cellulite)

Mỡ cứng hay còn gọi là da sần vỏ cam xuất hiện khi các tế bào mỡ bị mắc kẹt dưới da và ngày càng nhiều hơn do tuổi tác. Chúng cũng liên quan đến một phần do nội tiết và yếu tố di truyền gây nên.

Một số người loại bỏ mỡ cứng được nhờ giảm cân nhưng cũng không ít trường hợp không cải thiện được. Nếu không biết loại bỏ đúng cách thì mỡ cứng sẽ tồn đọng và tích tụ rất lâu trong cơ thể.

Tuổi trung niên dễ xuất hiện mỡ cứng nhiều hơn

Để "tiễn biệt" mỡ cứng một cách hiệu quả và  nhanh chóng  nhất, bạn cần kết hợp cả 3 nguyên tắc: ăn uống, tập luyện và chăm sóc cơ thể.

- Hạn chế muối và đường trong các thực phẩm đóng hộp sẵn, chúng là nguyên nhân phá hỏng cấu trúc da. Nên tăng cường vitamin C để đánh tan mỡ dưới da, một số loại hoa quả có hàm lượng vitamin C cao như cam, chanh, bưởi, rau lá xanh... sẽ làm tốt nhiệm vụ này.

- Áp dụng các bài tập tăng cơ bắp như squat, xe đạp tập thể dục hoặc nâng tạ.

- Đừng quên chăm sóc da cơ thể, bởi khi da săn chắc mỡ cứng cũng sẽ phần nào biến mất. Mỗi tuần 1-2 lần hãy tranh thủ massage và tẩy tế bào chết cho da với muối biển nha.

Mỡ nội tạng (Firm)

Khác với 3 loại mỡ trên, mỡ nội tạng rất khó nhận biết bằng mắt thường hoặc cảm nhận bằng cách kéo ra vì nó nằm sâu bên dưới lớp da và các lớp mỡ khác, bao bọc quanh phần nội tạng.

Phần mỡ thừa này được tích tụ ở những nội tạng quan trọng như gan, ruột, tuyến tụy, tim và kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng chủ yếu do thói quen sinh hoạt của mỗi người, nếu các bạn có thói quen sinh hoạt lành mạnh thì rất hiếm gặp phải tình trạng mỡ nội tạng này.

Mỡ nội tạng chỉ được điều trị đúng cách nhất là bạn phải thay đổi thói quen sinh hoạt, bởi hiện nay chưa có công cụ phẫu thuật nào có thể làm giảm hay loại bỏ chúng.

Tuy nhiên, tin mừng là loại mỡ này phản ứng với thói quen sinh hoạt nhanh hơn các loại mỡ khác.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bị mỡ nội tạng cần thực hiện những phương thức sau để cải thiện:

- Loại bỏ chất béo gây hại ra khỏi thực đơn bữa ăn, phần lớn chúng có mặt trong các loại thực phẩm chế biến.

- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, rượu bia.

- Tập luyện cường độ cao, tăng cơ, giảm mỡ tích cực.

- Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress, vì quá căng thẳng thì nồng độ cortisol tăng cao trong máu sẽ cản trở kế hoạch giảm cân của bạn.

Như vậy, với bài viết “Hiểu đúng cách để loại bỏ đúng cách: Điểm mặt các loại mỡ có trong cơ thể”, Z-Ton Vivian hy vọng chị em có thể hiểu biết thêm về các loại mỡ để có định hướng giảm mỡ phù hợp. Quá trình giảm mỡ thường lâu hơn chuyện giảm cân nên các chị em hãy kiên trì nhé. Hãy lên kế hoạch giữ dáng và thói quen sinh hoạt thật khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh nhé. Chúc các bạn thành công!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI