Độn cằm bị sưng có phải là dấu hiệu của cuộc phẫu thuật hỏng?

Độn cằm bị sưng có phải là dấu hiệu của cuộc phẫu thuật hỏng?

Không phải ai sinh ra cũng được xinh đẹp sẵn, nhiều người đã tìm đến phương pháp thẩm mỹ để khắc phục những khuyết điểm của các bộ phận trong cơ thể mình. Trong đó, phẫu thuật độn cằm là dịch vụ rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên tình trạng độn cằm bị sưng cũng khiến nhiều người rất lo lắng không biết xử lý ra sao.

Phẫu thuật độn cằm là gì?

Phẫu thuật độn cằm là một dạng tiểu phẫu với các thao tác không quá phức tạp. Theo đó, bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành đặt vật liệu độn cằm có cấu tạo giống như sụn nâng mũi (một chất liệu sinh học an toàn và thân thiện với con người) tại vị trí cằm nhằm mục đích giúp dáng cằm thon gọn, tự nhiên hơn mà không hề lộ đường nét thẩm mỹ. Đây là giải pháp tuyệt vời để khắc phục các dáng cằm ngắn, cằm lẹo làm mất cân đối cho khuôn mặt.

 

Phương pháp độn cằm mang lại hiệu quả lâu dài bởi vật liệu độn sẽ được cố định bằng nẹp Vis chống rỉ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn phương pháp này khi muốn có dáng cằm hài hòa hơn với tổng thể khuôn mặt của mình.

Quy trình độn cằm thường diễn ra như sau:

- Gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ để được vấn về phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng dáng cằm hiện tại của bạn

- Kiểm tra sức khỏe để hạn chế các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình phẫu thuật

- Bác sĩ tiến hàng gây tê đồng thời tiến hành đẽo gọt chất liệu độn chính xác theo kích thước cần độn để tạo nên một chiếc cằm đẹp tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt của khách hàng.

- Bác sĩ thẩm mỹ sẽ mổ một đường nhỏ phía bên trong niêm mạc miệng sau đó tiến hàng đưa chất liệu độn vào dưới cằm.

- Hoàn thiện quá trình độn cằm: Khâu vết thương, kiểm tra lại tình trạng cằm sau khi độn, hướng dẫn khách hàng chăm sóc sau phẫu thuật và lên lịch tái khám.

Lưu ý: Nếu cơ sở thẩm mỹ mà bạn thực hiện phẫu thuật độn cằm bỏ qua bước khám sức khỏe thì bạn cần hỏi lại nhân viên lại quy trình như thế nào bởi bác sĩ phải xem xét tình trạng sức khỏe của bạn có đáp ứng được yêu cầu của ca phẫu thuật không, có bị dị ứng với thuốc gây tê, gây mê không… để có phương án phù hợp nhất cho bạn.

Tình trạng độn cằm bị sưng

Độn cằm bị sưng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm người phẫu thuật cảm thấy bất an, lo lắng. Theo các chuyên gia y tế thì độn cằm bị sưng chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị tác động của các yếu tố bên ngoài làm tổn thương bề mặt da dẫn đến tình trạng sưng đỏ. Vì vậy, khi bạn thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở uy tín thì không phải quá lo sợ trước tình trạng độn cằm bị sưng sẽ dần dần biết mất, vết thương sẽ lành hẳn bạn sẽ sớm sở hữu dáng cẳm mơ ước.

 

Hiện nay, có 2 phương pháp độn cằm được nhiều cơ sở thẩm mỹ áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Tùy là tình trạng cằm hiện tại của bạn mà bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên độn cằm bằng chất chất làm đầy hay độn cằm bằng chất liệu độn. Với 2 phương pháp trên thì thời gian sưng sau phẫu thuật cũng khác nhau. Cụ thể:

- Độn cằm bằng chất làm đầy: Đây là phương pháp không phẫu thuật nên chỉ sau khoảng 15 phút bạn sẽ nhìn thấy ngay được kết quả như ý. Phương pháp này cũng có gây sưng đỏ những tình trạng này chỉ kép dài trong khoảng 1 - 2 ngày tùy cơ địa và cách chăm sóc của từng người.

- Độn cằm bằng chất liệu độn là phương pháp có cắt rạch nên thời gian bị sưng sau phẫu cũng lâu hơn. Trong khoảng 3 đến 5 ngày đầu cằm sưng đỏ, có thể kèm theo đau nhức nhưng ở mức độ chịu đựng được. Tình trạng sưng bầm giảm dần và sau khoảng 10 là chấm dứt. Trong khoảng 1 - 3 tháng sau, cằm sẽ thon gọn, đẹp tự nhiên.

Lưu ý: Thời gian trên chỉ mang tính chất ước chừng và không phải ai cũng tuân theo quy trình phục hồi như thế. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian độn cằm bị sưng như: Sự thích ứng của cơ thể với phương pháp phẫu thuật, cách chăm sóc sau độn cằm, trình độ của bác sĩ, phương pháp phẫu thuật...

Dấu hiệu của cuộc phẫu thuật độn cằm hỏng

Nếu sau khi độn cằm mà bạn nhận thấy cơ thể mình có những biểu hiện dưới đây thì rất có thể cuộc phẫu thuật của bạn bị thất bại:

- Đau nhức sau khi độn cằm

- Độn cằm bị sưng mủ, phù nề không có dấu hiệu giảm sưng

- Dùng thuốc kháng sinh, chống viêm mà tình trạng trên khỏi

- Có biểu hiện sốt cao liên tục, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống

- Cử động miệng hàm rất khó khăn, quan sát thấy miếng sụn độn di chuyển

- Độn cằm bị đơ, bị nghiêng, vẹo không cân xứng với khuôn mặt, cằm quá nhọn, dị dạng bất thường

 

Độn cằm bị hỏng có sửa lại được không?

Độn cằm bị hỏng có thể sửa lại được. Tuy nhiên, khi phát hiện độn cằm bị sưng kéo dài hoặc cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn nên nhanh chóng đến một địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được tư vấn về cách khắc phục phù hợp nhất. Nếu cảm thấy cơ sở thẩm mỹ trước đây không đáng tin tưởng thì đừng quay lại đó, hãy tham khảo ý kiến bạn bè, người thân để chọn một trung tâm thẩm mỹ khác tốt hơn. Đừng nên vì sự chênh lệch giá cả mà chọn cơ sở kém chất lượng bởi có thể số tiền bạn phải bỏ ra để khắc phục tình trạng phẫu thuật thất bại lớn hơn rất nhiều.

Ngoài ra khi trao đổi với bác sĩ bạn hãy nêu rõ tình trạng cằm trước đây của bạn, phương pháp đã phẫu thuật đã thực hiện, tình trạng sức khỏe hiện tại ra sao… bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên thích hợp về thời điểm bạn nên thực hiện sửa cằm bị hỏng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chế độ chăm sóc sau độn cằm để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.

 

Như vậy, độn cằm bị sưng là tình trạng bình thường của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ khi nào thấy tình trạng sưng tấy ngày càng nặng, kèm theo biểu hiện sốt cao hoặc cơ thể có phải ứng bất thường không khép được miệng thì cần đến bác sĩ thăm khám để đưa ra phương án chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ tránh tình trạng bị hỏng nặng hơn dẫn việc chữa trị rất tốn kém và mất nhiều thời gian.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI