Mắt một mí: Bạn nên đi bấm mí hay cắt mí?

Mắt một mí: Bạn nên đi bấm mí hay cắt mí?

Chị Hà Linh có đôi mắt một mí lại nhỏ, sau khi được tư vấn chị đã đi cắt mí để có đôi mắt to, đẹp hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên cắt mí dù là mắt một mí.


Theo bác sĩ thì: “Không nên coi nhẹ việc cắt mí vì đây là việc vô cùng quan trọng trong đời người. Có những người một mí nhưng mắt to thì tôi tư vấn không nên cắt mí. Vì mắt một mí cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Như nghệ sĩ Như Quỳnh, đôi mắt một mí to của chị ấy lại tạo nên vẻ đẹp riêng. Vì vậy, người có nhu cầu làm mí sẽ được chúng tôi tư vấn có nên cắt mí hay không”.


Hiện nay, có hai phương pháp để làm mắt hai mí là cắt mí và bấm mí không phẫu thuật.
Bác sĩ cho biết: Nguyên tắc tạo mắt hai mí là làm sao để vùng da mi trên dính vào cơ năng mi, hay sụn mi trên. Nhờ đó, khi cơ mi trên co để mở mắt sẽ kéo vào phần da trước mi trên, tạo thành mí.


Phương pháp cắt mí hai mí được áp dụng cho tất cả những người có mắt một mí hay mắt mí lót nhưng không rõ nếp có nhu cầu tạo mắt hai mí. Cắt mí còn được chỉ định khi phẫu thuật để lấy đi da thừa ở mi trên hoặc tình trạng tụ mỡ nhiều trên hốc mắt. Nhờ đó, mắt to và sinh động hơn.


Phẫu thuật này không quá phức tạp sẽ làm cho da mi dính vào cơ năng mi. Tay nghề bác sĩ giỏi sẽ khiến 2 mí mắt đều nhau, trông thật tự nhiên, không bị trợn mí, mí không quá to và quá sâu.


Bác sĩ chia sẻ: “Tôi đã gặp trường hợp bệnh nhân đến đây sửa mí vì 2 mí được phẫu thuật trước đó có mí to, mí bé”.


Bác sĩ sẽ tiến các bước tuần tự đo và vẽ nếp lằn mi, sau đó rạch da liên tục theo đường vẽ, cắt bỏ 1 phần mô dưới da rồi tạo mắt 2 mí bằng cách tạo sự liên kết giữa cân cơ nâng mi với da qua các mũi khâu rời. Phương pháp này cho kết quả bền vững.


Sau mổ bạn sẽ được sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh trong 3-5 ngày tuỳ thuộc vào phương pháp phẫu thuật và khả năng dung nạp của bạn.


Trong vài ngày đầu có thể có sự phù nề nhẹ, bầm tím ở vết mổ. Nhưng những dấu hiệu này sẽ biến mất sau vài ngày. Phương pháp này khiến phẫu thuật thường bị sưng nề nhiều, lâu hơn bấm mí.


Còn phương pháp bấm mí cũng được nhiều người chọn do thời gian làm nhanh 15 phút đến 20 phút. Điều kiện để bấm mí là da ở vùng mi mắt không bị chùng hay không thừa nhiều, không có bọng mỡ.


Sau khi gây tê tại chỗ, theo đường làm mi đã đo vẽ sẵn, bác sĩ sẽ dùng chỉ thẩm mĩ luồn dưới da và cơ năng mi tạo đường lằn cho mí mắt, tạo liên kết da và sụn.


Đầu tiên phẫu thuật viên sẽ đo độ rộng của mi mắt và vẽ lằn mi phù hợp với gương mặt. Sau đó việc bấm mí có thể thực hiện bằng các cách khác nhau: Hoặc qua vài đường rạch da rất nhỏ (1mm) phẫu thuật viên sẽ dùng các mũi chỉ (không tiêu) khâu rời hoặc khâu liên tục để tạo nên mắt 2 mí hoặc qua đường phía trong mi mắt mà không cần rạch da phẫu thuật viên sẽ dùng các mũi chỉ (không tiêu) khâu rời để tạo nên mắt 2 mí.


Phương pháp này có ưu điểm là không thấy hoặc không có vết mổ ở ngoài da nhưng thường mang lại kết quả không bền vững, nếp lằn mi có thể biến mất sau 2 – 3 năm.
Vì không cắt lọc da và mô mỡ nên bấm mí không gây tổn thương nghiêm trọng và không để lại sẹo, rất ít phù nề và hiếm hơn là dấu hiệu bầm nhẹ. Sau khi được bấm mí, bạn không cần thay băng và cắt chỉ, nhưng phải giữ gìn vệ sinh vùng mắt thật cẩn thận.


Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với những người dưới 50 tuổi. Nếu tuổi cao hơn, có nhiều da chùng ở mí mắt muốn làm mắt hai mí, trước tiên cần phải cắt bỏ da chùng, sau đó mới tạo mí bằng phương pháp cắt mí.


Trong trường hợp bấm mí hoặc nhấn mi thì không cần cắt chỉ, trong trường hợp tạo mắt 2 mí bằng đường rạch da liên tục hoặc có kết hợp với lấy mỡ và da thừa thì chỉ sẽ được cắt sau 5 ngày.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI