Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tiêm filler bị vón cục

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tiêm filler bị vón cục

Gần đây, trên mạng xôn xao rất nhiều về thông tin tiêm filler gây những biến chứng đáng tiếc, trong đó tình trạng tiêm filler bị vón cục được mọi người quan tâm hơn cả. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu và chúng ta khắc phục nó như thế nào? Cùng Vivian tìm hiểu ngay sau đây nhé!


1. Tiêm filler bị vón cục có nguy hiểm? 


Thông thường thì tiêm filler rất ít khi gặp phải biến chứng, tuy nhiên trường hợp nếu có xuất hiện những dấu bầm tím hay bất kì vết sưng nào cũng là điều không quá quá ngạc nhiên vì đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể, chúng thường sẽ biến mất trong vòng vài ngày sau đó. Nếu trường hợp xảy ra là do phản ứng dị ứng với thuốc, biểu hiện sưng, ngứa, viêm… bạn nên đến cơ sở y tế hoặc thẩm mỹ uy tín để được thăm khám điều trị. Tương tự, nếu tình trạng sưng hoặc vón cục kéo dài không rõ nguyên nhân bạn cũng cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn. 


Với trường hợp sưng nhẹ, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh và thuốc uống chống viêm. Với những tình trạng nặng hơn bạn có thể phải dùng đến phương pháp tiêm tan filler để giúp khuôn mặt của bạn trở lại hình dáng như bình thường. Trong trường hợp nếu xuất hiện các u cục ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe, các bác sĩ có thể thực hiện một cuộc tiểu phẫu để cắt bỏ khối u ngay.


Tóm lại, hiện tượng tiêm filler bị vón cục nếu kéo dài nhiều ngày sẽ gây nhiều nguy hiểm. Vì thế nên bạn cần lưu ý quan sát tình trạng của mình và đến ngay bác sĩ nếu có những biểu hiện lạ.


2. Nguyên nhân gây ra tình trạng vón cục khi tiêm filler


Tiêm filler được xem là phương pháp làm đẹp vừa thực hiện nhanh lại mau chóng hồi phục. Thông thường, sẽ chỉ mất 1-2 ngày để hồi phục và thấy kết quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chất làm đầy vón cục và gây bầm tím, đau nhức dữ dội liên tục nhiều ngày. Nguyên nhân có thể là do:


Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng

Filler không có nguồn gốc – xuất xứ rõ ràng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng vón cục, bầm tím. Vậy loại filler này thường xuất hiện ở đâu? Đó chính là các thẩm mỹ viện kém chất lượng, các cơ sở làm đẹp chui,…Với những lời mời chào quảng cáo giá rẻ, thậm chí là rất rẻ ( chỉ bằng ½ giá thị trường), chất lượng filler ở các cơ sở này rất đáng để chúng ta lưu ý, cân nhắc. Không ít địa chỉ thẩm mỹ cố tình thay thế filler bằng silicon lỏng, nhập filler fake, trộn filler,….. Khi những chất làm đầy này đi vào cơ thể, hợp chất này không thể tự tan và tự đào thải, dẫn đến hiện tượng vón cục, đau nhức, bầm tím, hoại tử.  


Tiêm filler quá liều

Mỗi người sẽ có tình trạng cơ địa và nhu cầu làm đẹp khác nhau nên việc tiêm mức độ filler cũng sẽ không giống nhau. Vì thế trong quy trình tiêm filler, bước đầu tiên luôn là bước thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Nếu khách hàng được bơm vào cơ thể một lượng chất làm đầy lớn hơn mức cần thiết thì vị trí tiêm sẽ trở nên căng cứng, tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến tình trạng sưng đau, vón cục và bầm tím.


Tiêm chất làm đầy sai kỹ thuật

Đây là nguyên nhân bắt nguồn từ tay nghề bác sĩ. Một số bác sĩ thẩm mỹ thiếu kinh nghiệm có thể tiêm filler sai vị trí, trúng các mạch máu quan trọng, khiến máu đông tụ, quá trình tuần hoàn máu bị tắc nghẽn, khiến cho toàn bộ chất làm đầy tại vùng cần chỉnh sửa bị vón cục, cứng đờ. Trường hợp nguy hiểm hơn là bác sĩ tiêm vào những dây thần kinh tại mô mềm thì khách hàng sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm…


Nhiễm trùng

Các dụng cụ tiêm chất làm đầy không được khử trùng kỹ lưỡng cùng chế độ chăm sóc kém khoa học sau khi tiêm sẽ khiến vị trí tiêm xuất hiện tình trạng lở loét, sưng bầm, nhiễm trùng và vón cục.


3. Biểu hiện tiêm filler bị vón cục


Thông thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết những dấu hiệu bất thường này bằng cách cảm nhận và quan sát sự thay đổi của khuôn mặt:

Lỗi tiêm filler vùng mũi

Sống mũi sưng đỏ kéo dài

Đầu mũi mưng mủ, bầm tím

Mũi bị tràn filler

Chất làm đầy vón cục, lộ rõ tại vị trí tiêm

Lỗi tiêm filler vùng môi

Xuất hiện những hạt bé cứng trong lòng môi

Môi sưng, vều

Môi đau nhức

lỗi tiêm vùng môi

Lỗi tiêm filler vùng cằm

Cằm sưng, bị lệch

Có những mảng da bầm tím, sưng

Sờ vào bị cứng

Da nổi đỏ hoặc chùng giãn mạch máu


4. Cách khắc phục khi tiêm filler bị vón cục


Nếu khách hàng nhận thấy các dấu hiệu bất thường như đã nêu trên, chị em cần ngay lập tức đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả, kịp thời, đồng thời hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.


Căn cứ vào tình trạng của từng khách hàng như đau nhức, sưng tím hay vón cục, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp khắc phục phù hợp như: kê thuốc tiêu viêm – giảm sưng, tiêm tan filler hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u. 

Bên cạnh đó, việc tạo lập chế độ chăm sóc kiêng khem sau khi tiêm như duy trì lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học và massage nhẹ nhàng tại vùng da tiêm filler,…cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể như:

Không dùng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga …trong thời gian 1 tuần sau khi tiêm

Uống nước đầy đủ cho cơ thể (2 – 2,5 lít nước/ngày).

Ngủ đủ giấc, đúng giờ, sinh hoạt điều độ.

Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh nằm lâu hay ngồi nhiều.

Giảm thiểu lượng muối trong khẩu phần ăn (bởi loại gia vị này sẽ khiến tình trạng vón cục thêm nghiêm trọng).

Tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh, thịt cá, ngũ cốc và các loại đậu.

Massage nhẹ nhàng khu vực tiêm filler mỗi ngày nhằm xoa dịu vị trí sưng viêm và các cục u nhỏ. 


Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về nguyên nhân và cách lhawcs phục tiêm filler bị vón cục. Tóm lại, điều quan trọng nhất cần nhớ khi lựa chọn phương pháp làm đẹp này là “Chọn đúng cơ sở làm đẹp uy tín” và đừng quên chăm sóc bản thân thật tốt, đúng cách để tránh những rủi ro đáng tiếc nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI