“Trường phái nâng mũi Hàn Quốc” – có thật hay không?

“Trường phái nâng mũi Hàn Quốc” – có thật hay không?

Thời gian qua, nhiều thẩm mỹ viện ở Việt Nam thường tung ra khái niệm “nâng mũi theo trường phái Hàn Quốc”, với hình mẫu là vẻ đẹp của các diễn viên, ca sĩ xứ Hàn. Vậy, thế nào là “trường phái nâng mũi Hàn Quốc”? Nó có thật hay không?

Người ta thường nói đến một “trường phái thẩm mỹ Hàn Quốc”, trong đó có kỹ thuật “nâng mũi kiểu Hàn”. Thực chất các kỹ thuật nâng mũi Hàn Quốc hiện nay cũng chỉ bao gồm 2 loại phẫu thuật: nâng cao sống mũi bằng chất liệu nhân tạo hoặc bằng sụn tự thân và chỉnh hình mũi kết hợp nâng sống mũi với chỉnh sửa thay đổi cấu trúc mũi. Những kỹ thuật này không phải mới ra đời, cũng không phải xuất xứ từ Hàn Quốc, mà đã được áp dụng từ rất lâu ở Âu Mỹ hay Nhật Bản.

Tuy nhiên, sự bùng nổ nhu cầu, cộng với những thành công ngoạn mục của ngành công nghiệp thẩm mỹ Hàn Quốc, đã khiến người ta lầm tưởng các kỹ thuật đó xuất xứ từ xứ Hàn.

Không thể phủ nhận những thành công của các bác sĩ phẫu thuật Hàn Quốc, khi đã thành công trong việc tạo ra một kiểu mũi thời trang cho người Hàn Quốc rất phù hợp với người châu Á. Nhưng dù là nâng mũi “kiểu Hàn” tân thời hay tạo hình mũi “kiểu Hoa Kỳ” cổ điển thì bản chất nó cũng là một phẫu thuật chỉnh sửa mũi bằng những kỹ thuật và những chất liệu đã trở thành kinh điển. Vì vậy, ngoài những đặc trưng riêng, nó đều có những nguy cơ, những hệ lụy như mọi phẫu thuật ngoại khoa khác.

Tại một số hội thảo hay trao đổi khoa học giữa các nhà chuyên môn Việt Nam và Hàn Quốc, không ít chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật thẩm mỹ của Hàn Quốc (trong đó có các chuyên gia nổi tiếng nhất về làm mũi) đã báo cáo một cách trung thực về những thất bại, những tai biến và biến chứng mà họ đã gặp phải. Theo đó, các trường hợp nâng mũi làm đẹp ở Hàn Quốc cũng có tỷ lệ không nhỏ những kết quả chưa hài lòng, nếu không muốn nói là thất bại.

Những “mũi S-line”, “mặt V-line” của “sao Hàn” trên màn ảnh chỉ là phần thành công, phần đẹp nổi lên trên tảng băng thẩm mỹ.

Nâng mũi là phẫu thuật tưởng là khá đơn giản, nhưng thực sự là một thách thức nghề nghiệp cho mọi bác sĩ thẩm mỹ. Nhận định vẻ đẹp của cái mũi đã khó mà làm được một cái mũi đẹp càng khó hơn. Chưa nói đến các biến chứng, sự cố y khoa, chỉ riêng việc nhận định kết quả phẫu thuật về mặt thẩm mỹ đối với mỗi người khác nhau, không ít người mặc dù không bị biến chứng hay “lỗi kỹ thuật” của bác sĩ, nhưng vẫn không thể hài long với kết quả thẩm mỹ. Nhiều trường hợp nhận định của bác sĩ và bệnh nhân không thống nhất, bác sĩ thấy mũi đẹp mà bệnh nhân không chấp nhận. Trường hợp này thường phải có thời gian để bác sĩ kiên nhẫn thuyết phục bệnh nhân, tạo sự thông cảm để có thể dung hòa ý kiến, còn nếu không thể “chung sống hòa bình” thì lại phải làm lại hoặc lấy bỏ theo yêu cầu để làm hài lòng “thượng đế”.

Điều này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại rắc rối tới tâm lý bệnh nhân khiến cho bệnh nhân (và cả bác sĩ) đều bị mặc cảm.

Cha ông ta thường nói “vuốt mặt” thì phải “nể mũi”. Chúng ta cần biết vai trò quan trọng của chiếc mũi không chỉ đối với sức khỏe và còn cả đối với yếu tố thẩm mỹ là cực kỳ quan trọng. Vì thế, chỉ nên đi thẩm mỹ làm đẹp mũi khi đã tìm hiểu kỹ càng, thực sự hiểu biết về phẫu thuật mình sẽ làm, hoàn toàn tin tưởng vào bác sĩ thẩm mỹ và yên tâm về cơ sở y tế mình sẽ đến.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ NHẬN ƯU ĐÃI