Phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi hiện đang là trào lưu được đa số các chị em phụ nữ ưa chuộng với mong muốn khắc phục những khuyết điểm của dáng mũi xấu, mang lại một chiếc mũi cao, đẹp thanh thoát. Tuy nhiên, để có kết quả nâng mũi tốt và lâu dài ngoài những yếu tố như công nghệ, tay nghề, kỹ thuật và mắt thẩm mỹ của bác sĩ thì quan trọng nhất vẫn là chất liệu dùng để nâng mũi. Vậy chất liệu nâng mũi nào an toàn và hiệu quả cao nhất hiện nay? Hãy cùng thẩm mỹ bác sỹ Tuynh tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Có mấy loại chất liệu độn trong thẩm mỹ nâng mũi?
Hiện nay, có 2 loại chất liệu nâng mũi chính được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi, phổ biến là sụn nhân tạo và sụn tự thân.
Chất liệu sụn nhân tạo: đây là chất liệu được sử dụng phổ biến trong các kỹ thuật nâng mũi, các loại sụn được nhập khẩu trực tiếp từ các nước có ngành công nghệ thẩm mỹ phát triển như : Anh, Nhật, Hàn, Mỹ. Thường thì sụn nhân tạo chủ yếu là sử dụng sillicon để định hình sống mũi và bọc đầu mũi. Hầu hết, sụn sillicon được dùng trong nâng mũi ngày nay đều rất ít gây ra phản ứng với cơ thể. Một số loại chất liệu sinh học khác cũng được sử dụng để định hình mũi gồm: Gore-text, Dacron, Medpor...
Chất liệu sụn tự thân: Chất liệu sụn được lấy từ chính cơ thể của khách hàng để tạo hình và độn vào mũi giúp nâng cao, thon gọn phần sống mũi. Vì vậy, khi sử dụng loại sụn này sẽ không gây ra hiện tượng đào thải hay biến chứng nào, đảm bảo độ tương thích cao và an toàn với cơ thể. Phương pháp sử dụng sụn tự thân đặc biệt thích hợp với những người có da đầu mũi mỏng vì sụn tự thân có độ mềm mại, phù hợp với da đầu mũi.
2. Chất liệu sụn nhân tạo có tốt không?
Khi phẫu thuật nâng mũi bằng chất liệu sụn nhân tạo, ngoài mục đích nâng cao dáng mũi thì vấn đề sửa đầu mũi và cánh mũi cũng rất quan trọng. Phẫu thuật thay đổi hình dạng lỗ mũi và kéo dài trụ mũi là một trong những đặc điểm nổi bật trong phương pháp này. Tuy nhiên, với những trường hợp trụ mũi ngắn, nếu độn chất liệu lên quá cao có thể làm đầu mũi bị vít xuống hoặc nguy hiểm hơn là bị thủng đầu mũi do sụn silicon cứng hoặc căng quá mức. Dưới đây là những ưu, nhược điểm của chất liệu sụn tự thân.
Ưu điểm
Chất liệu độn nhân tạo có độ mềm dẻo, linh hoạt, dễ định hình sống mũi, độ bền cao giúp tạo dáng mũi đẹp tự nhiên, cân xứng, hài hòa với khuôn mặt.
Khắc phục được các khuyết điểm của mũi như: dáng mũi thấp tẹt, to bè, không đều nhau, mũi ngắn, mũi hếch..
Không gây kích ứng cho cơ thể, phù hợp với cấu trúc giải phẫu và tiêu chuẩn vẻ đẹp người á đông.
Phù hợp được với tất cả các khuôn mặt
Thời gian thực hiện nhanh chóng, giá thành hợp lý.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên thì chất liệu nâng mũi bằng sụn nhân tạo cũng có những hạn chế nhất định như:
Sụn nhân tạo chỉ áp dụng được với những khách hàng muốn nâng cao sống mũi đơn thuần.
Trong một số trường hợp, sụn nhân tạo có thể gây ra các tác dụng phụ như: căng cứng đầu mũi do dị ứng với chất độn, sống mũi bị lệch sang một bên hay sụn cánh mũi bị gãy. Hơn nữa, sau khi nâng mũi một thời gian mũi sẽ không còn được tự nhiên và có thể xuất hiện một số biến chứng mới là bóng đỏ tại đầu mũi, lộ sóng, gây cảm giác khó chịu.
3. Sụn tự thân có bao nhiêu loại, đặc điểm của từng loại như thế nào?
Việc sử dụng chất liệu sụn tự thân được coi là giải pháp cứu cánh hữu hiệu nhất giúp bạn khắc phục hoàn toàn được những hạn chế mà sụn nhân tạo mang lại.
Hiện nay, sụn tự thân được chia ra 3 loại chính như sau:
Sụn vách ngăn: Phần sụn được lấy ra từ vách ngăn mũi, được xem là chất liệu chuẩn cho nâng cao sống mũi. Ưu điểm của sụn vách ngăn là ít gây ra biến chứng, bóng đỏ, lộ sóng. Ngoài ra, với loại sụn này thì các bác sỹ cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo hình dáng mũi. Trong trường hợp cần nâng cao sống mũi ở mức độ vừa phải, sụn vách ngăn là lựa chọn thích hợp nhất để cải thiện mũi. Có thể lấy sụn vách ngăn mũi qua đường mỏ nằm ở bên trong hoặc ngoài mũi.
Sụn vành tai: Chất liệu được lấy ở tai, với đường mổ sau tai bác sỹ có thể dễ dàng lấy sụn ở loa tai. Ưu điểm nổi bật của sụn vành tai là sẹo mổ nằm sát ngay rảnh sau tai chỉ cách 3-4mm nên sẽ rất khó nhìn thấy sau khi phẫu thuật. đặc biệt, thực hiện lấy sụn vành tai sẽ không để lại bất kỳ di chứng hay gây biến dạng cho tai của bạn.
Sụn sườn: Phần sụn sườn được lấy từ đốt sườn số 6, số 7 hoặc cả hai, dùng để làm vật liệu bọc đầu mũi, dựng trụ mũi và sống mũi. Loại sụn này có độ tương thích rất cao, chắc khỏe, có thể dễ dàng bám dính vào các tổ chức mô xung quanh. Vì vậy, nâng mũi bằng sụn sườn tự thân có thể duy trì dáng mũi lâu dài, đảm bảo an toàn, không bị xô lệch sai vị trí.
đối với phương pháp nâng mũi sử dụng sụn tự thân vẫn có thể xảy ra một số biến chứng tại nơi lấy sụn như chảy máu, nhiễm trùng, đau nhức... Do đó, bạn nên chọn những địa chỉ thẩm mỹ uy tín, bác sỹ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm kết hợp thực hiện cẩn thận, đúng kỹ thuật sẽ khắc phục được tình trạng trên.